Doanh nghiệp

Bán chuối, bán heo nhưng không đủ bù chi phí tài chính, vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn lãi lớn?

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 1.441 tỷ đồng, tăng 160% so với con số 554 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu, trái cây vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang lại 577 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán heo tăng gần 200% lên mức 540 tỷ đồng; ngoài ra, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa cũng đem lại 241 tỷ đồng, tăng 184% so với quý 3/2021.

HAGL báo lãi gộp tăng 59% đạt 281 tỷ đồng; tuy nhiên biên lợi nhuận gộp đi lùi về mức hơn 19% trong quý 3/2022. Thế nhưng lãi sau thuế quý 3 của HAG đạt gần 370 tỷ đồng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bán chuối, bán heo nhưng không đủ bù chi phí tài chính, vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn lãi lớn? - Ảnh 1.

Hoàn nhập dự phòng tiếp tục là cứu cánh cho lợi nhuận của HAGL

Nguyên nhân chính cho kết quả lợi nhuận này là vì chi phí tài chính đã sụt giảm 76% tương ứng giảm hơn 525 tỷ đồng so với cùng kỳ, do Tập đoàn đã hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư dài hạn trong quý 3. Cùng kỳ năm trước, HAGL phải dự phòng các khoản đầu tư dài hạn lên tới 486 tỷ đồng, nhưng quý này đã hoàn nhập gần 65 tỷ đồng.

Bán chuối, bán heo nhưng không đủ bù chi phí tài chính, vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn lãi lớn? - Ảnh 2.

Tính đến 30/9, HAGL đang phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn hơn 455 tỷ đồng cho khoản đầu tư vốn góp vào đơn vị khác 1.050 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào HNG là 1.041 tỷ đồng.

Bán chuối, bán heo nhưng không đủ bù chi phí tài chính, vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn lãi lớn? - Ảnh 3.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần HAGL đạt 3.471 tỷ đồng, tăng 154% và lợi nhuận gộp đạt 746 tỷ đồng, không đủ để bù đắp khoản chi phí tài chính hơn 1.228 tỷ đồng, tuy nhiên do khoản hoàn nhập dự phòng phải thu 1.250 tỷ đồng nên HAGL vẫn lãi sau thuế 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng công ty mẹ đạt 890 tỷ đồng.

Tương ứng, trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 30/09/2022, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đã giảm mạnh, chỉ còn 336 tỷ đồng – giảm 1.131 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi cũng chỉ còn hơn 24 tỷ đồng, giảm hơn 119 tỷ đồng.

Trong năm ngoái, HAGL cũng hoàn nhập dự phòng hơn 1.000 tỷ để "thu gọn" con số dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi xuống gần 1.400 tỷ đồng so với hơn 2.300 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm 2021. Đây chủ yếu là các khoản cho vay đối với nhóm công ty HAGL Agrico và các công ty liên quan khác của HAGL.

Các khoản cho vay hàng nghìn tỷ giúp HAGL điều tiết lợi nhuận?

Các khoản cho vay hàng nghìn tỷ đồng của HAGL cho các bên liên quan không chỉ giúp công ty này ghi nhận con số lãi thu từ cho vay hàng trăm tỷ đồng, mà còn trở thành công cụ để công ty điều tiết lợi nhuận trong từng thời kỳ nhờ việc trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng.

Ví dụ trong quý 3/2022, chi phí quản lý doanh nghiệp của HAGL là -186 tỷ đồng, tăng 276 tỷ đồng so với con số -457 tỷ đồng của cùng kỳ, nguyên nhân được HAGL giải trình do Tập đoàn đã giảm hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu.

HAGL không thuyết minh cụ thể hoàn nhập dự phòng cho khoản nào, nhưng thông thường, các khoản trích lập dự phòng phải thu về cho vay sẽ được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bán chuối, bán heo nhưng không đủ bù chi phí tài chính, vì sao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn lãi lớn? - Ảnh 4.

Tại thời điểm cuối quý 3/2022, HAGL đang cho vay 6.057 tỷ đồng, trong đó cho các bên liên quan vay 5.825 tỷ đồng, riêng nhóm HNG đã vay 1.512 tỷ đồng. Trong khi đó, HAGL vẫn đang còn gánh nặng nợ vay 8.624 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm, tiền lãi cho vay mà HAGL ghi nhận đạt hơn 321 tỷ đồng, còn chi phí lãi vay là 553 tỷ đồng.

Cuối tháng 9, HAGL vừa thông báo đã hoàn tất mua lại trước hạn 605 tỷ đồng trái phiếu cho lô HAGLBOND16.26 tại Ngân hàng BIDV. Ngày hoàn tất trả nợ là ngày 28/9/2022, nguồn tiền từ thu nợ HAGL Agrico và tiền từ HĐKD.

Cùng ngày, HAGL Agrico thông báo đã hoàn tất trả 600 tỷ đồng cho HAGL và chỉ còn nợ doanh nghiệp này 1.520 tỷ. Với số tiền trả đợt này, HAGL Agrico sẽ nhận lại quyền sử dụng đất với diện tích 9.470ha và các tài sản trên đất thuộc sở hữu Công ty TNHH Hoàng Anh Andoung Meas (đã bán cho Thaco).

Đại diện HAG cho biết năm 2022 nếu thu hồi hết được nợ từ HNG, Công ty có thể giảm tổng dư nợ ngân hàng xuống dưới 6.000 tỷ đồng.

Cũng trong năm nay, HAG mục tiêu thực hiện phương án chào bán 162 triệu cổ phiếu, giá bán 10.500 đồng/cp (thấp hơn so với thị giá hiện nay) và dự kiến huy động 1.700 tỷ đồng.

Số tiền thu về HAG sẽ (i) chi gần 800 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thông qua hình thức cho vay với công ty con là Hưng Thắng Lợi Gia Lai; (ii) chi 400 tỷ cho công ty Gia súc Lơ Pang để đầu tư dự án trồng cây tại Gia Lai và (iii) chi 500 tỷ đồng để trả nợ gốc khoản trái phiếu trước hạn HAGLBOND16.26.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Singapore hướng đến nền kinh tế hydrogen

TTO - Chính phủ và doanh nghiệp Singapore đang đặt cược một tương lai năng lượng đầy tiềm năng và ổn định vào hydrogen - nguồn nhiên liệu thay cho carbon có thể lưu trữ và thân thiện môi trường nhưng không dễ sản xuất.

Bộ Xây dựng: Giao dịch bất động sản sụt giảm, niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, các nguồn vốn dành cho bất động sản thời gian qua đều gặp khó khăn. Một số cá nhân, doanh nghiệp có sai phạm trong hoạt động huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu đã bị xử lý gây ảnh hưởng đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu

Hôm nay (28/10), không khí lạnh tăng cường yếu xuống miền Bắc nên trời nhiều mây, có mưa vài nơi. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông rải rác.

Vì sao các "trung tâm mới" thu hút giới đầu tư địa ốc?

Quy luật phát triển của các đô thị lớn cho thấy, khi sức tải ở khu vực trung tâm đạt đến điểm ngưỡng sẽ xuất hiện các trung tâm mới. Mô hình này góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn từ thị trường bất động sản.

Trung tâm vùng thủ đô đang giảm áp lực cho TP Hà Nội

Vùng thủ đô được quy hoạch theo hướng đa cực tập trung, TP Hà Nội là đô thị hạt nhân, 9 tỉnh xung quanh làm đô thị vệ tinh. Trung tâm Vùng Thủ Đô là khu vực có bán kính 25km từ tính từ trung tâm Hà Nội là nơi đóng vai trò chính trong việc giảm áp lực về dân số và hạ tầng cho TP Hà Nội.