Bất động sản

Bộ Xây dựng: Giao dịch bất động sản sụt giảm, niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng

Thị trường bất động sản hạ nhiệt. (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Số liệu được Bộ Xây dựng tổng hợp từ các địa phương cho thấy, thanh khoản thị trường bất động sản quý III/2022 có xu hưởng giảm so với quý II.

Cụ thể, có 51.003 giao dịch căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thành công (tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Long An, Đà Nẵng, TP HCM), giảm 26% so với trước và nhưng tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, miền Bắc có 9.627 giao dịch, miền Trung có 17.425 giao dịch và miền Nam có 23.951 giao dịch. Riêng tại tại Hà Nội có 1.508 giao dịch thành công, TP HCM có 2.144 giao dịch thành công.

Phân khúc đất nền ghi nhận 115.129 giao dịch thành công trong quý này, giảm 46% so với quý trước (hơn 213.000 giao dịch). Trong đó, miền Bắc có 21.806 giao dịch, miền Trung có 18.789 giao dịch, miền Nam có 74.534 giao dịch.

Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch căn hộ chung cư trong quý III cơ bản ổn định so với quý trước, giá nhà ở chung cư tại một số khu vực ở Hà Nội và TP HCM tăng hơn so với quý II.

Trong khi đó, giá giao dịch thứ cấp nhà ở riêng lẻ và đất nền có xu hướng giảm nhẹ khoảng 2-3% so với quý trước. Một số khu vực có mức giá giảm nhiều như: quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Hoài Đức (Hà Nội); quận 12, huyện Củ Chi (TP HCM); huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); quận Sơn Trà, Liên Chiểu (Đà Nẵng); TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). 

Niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập, chưa thực sự lành mạnh, bền vững.

Đơn cử như nguồn cung chưa có sự cải thiện nhiều, nguồn cung về nhà ở thương mại từ các dự án mới được bổ sung không nhiều, nguồn cung nhà ở trong quý chủ yếu vẫn từ những dự án đã được triển khai và đang được mở bán. Ngoài ra, nguồn cung nhà ở xã hội rất hạn chế, căn hộ giá rẻ hầu như không ghi nhận nguồn cung mở bán mới trong quý.

Bộ cho rằng, nguồn cung bất động sản, nhà ở sẽ còn hạn chế do lượng dự án được mở mới giảm so với các năm trước, trong khi nhiều dự án đã được chấp thuận gặp vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý (đặc biệt là việc giao đất, tính tiền sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch và cấp phép xây dựng…).

Giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối quý II/2022 ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.

"Trong quý III, các nguồn vốn bao gồm nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu dành cho lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khăn và ghi nhận giảm so với các quý trước. Một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có sai phạm trong hoạt động huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu đã bị xử lý gây ảnh hưởng đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư", Bộ đánh giá.

Qua đó, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh..., Bộ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023. 

Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với thực tế đối với bất động sản nhằm góp phần khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất.

Bộ cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, cho vay đối với lĩnh vực bất động sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật; khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ,...

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu

Hôm nay (28/10), không khí lạnh tăng cường yếu xuống miền Bắc nên trời nhiều mây, có mưa vài nơi. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông rải rác.

Vì sao các "trung tâm mới" thu hút giới đầu tư địa ốc?

Quy luật phát triển của các đô thị lớn cho thấy, khi sức tải ở khu vực trung tâm đạt đến điểm ngưỡng sẽ xuất hiện các trung tâm mới. Mô hình này góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn từ thị trường bất động sản.

Trung tâm vùng thủ đô đang giảm áp lực cho TP Hà Nội

Vùng thủ đô được quy hoạch theo hướng đa cực tập trung, TP Hà Nội là đô thị hạt nhân, 9 tỉnh xung quanh làm đô thị vệ tinh. Trung tâm Vùng Thủ Đô là khu vực có bán kính 25km từ tính từ trung tâm Hà Nội là nơi đóng vai trò chính trong việc giảm áp lực về dân số và hạ tầng cho TP Hà Nội.

Lãi suất "làm khó" chứng khoán, bất động sản

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục phá đỉnh, giúp người gửi tiền đồng (VND) hưởng lợi nhưng cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Vấn đề này khiến các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao trên thị trường chứng khoán, bất động sản (BĐS) chật vật, xoay xở.