Doanh nghiệp

Đang làm "trùm" nhà hàng ẩm thực với biên lãi gộp 60%, vì sao ông chủ chuỗi VuvuZela, Gogi… nhảy vào mảng cơm suất thu bạc lẻ?

Mới đây, CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa khai trương cụm dịch vụ tiện ích gồm các dịch vụ căng tin, cà phê, siêu thị tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Là “ông trùm” ngành “ăn nhậu”, sở hữu chuỗi nhà hàng ẩm thực lớn nhất nước (hơn 300 cửa hàng) với chục thương hiệu lớn Ashima, Kichi Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Hutong hay Vuvuzela… việc nhảy vào thị trường suất ăn của Golden Gate gây chú ý.

Sớm đặt cược và đã trở thành thế lực lớn trong thị trường bia tươi lẩu nướng tỷ USD tại Việt Nam, Golden Gate những năm 2012-2019 đạt chỉ số kinh doanh cực kỳ ấn tượng: doanh thu tăng gấp 16 lần từ hơn 300 tỷ lên 4.776 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,4 lần lên 255 tỷ đồng.

Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp Công ty ghi nhận lên đến 60-70%. 5 năm trở lại đây, dù có sụt giảm về hiệu suất sinh lời (do sự tăng trưởng chậm lại của thị trường, tác động dịch bệnh, áp lực mở rộng quy mô…), mức biên lợi nhuận gộp của Golden Gate vẫn duy trì đều đặn 58-60% mỗi năm.

Trong khi đó, thị trường suất ăn – được ví von là ngành kiếm bạc lẻ, mức biên lãi gộp hiện chỉ vào mức 1 chữ số.

Đang làm trùm nhà hàng ẩm thực với biên lãi gộp 60%, vì sao ông chủ chuỗi VuvuZela, Gogi… nhảy vào mảng cơm suất thu bạc lẻ? - Ảnh 1.

Thị trường suất ăn - ngành kiếm bạc lẻ

Số liệu chúng tôi thống kê được cho thấy, biên lợi nhuận của Công ty Ba Sao Catering thậm chí chỉ ở mức 3,5-4% trong suốt giai đoạn 2016-2020. Đồng nghĩa, doanh thu thu về đều đặn cả ngàn tỷ mỗi năm, song lợi nhuận gộp thu về chỉ ở mức vài chục tỷ đồng. Khấu trừ tất cả các chi phí, Ba Sao Catering đạt lợi nhuận ròng 12-13 tỷ đồng/năm.

Ba Sao Catering là thành viên của Tristar Catering Co. – doanh nghiệp lớn trong ngành suất ăn công nghiệp và được thành lập từ năm 2005, hiện đang cung cấp dịch vụ tới hơn 60 địa điểm trên toàn miền Bắc Việt Nam với số lượng đạt 250.000 suất ăn/ngày.

Riêng Ba Sao, Công ty giới thiệu là đối tác cung cấp hơn 100.000 suất ăn mỗi ngày cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của thế giới đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như: Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan… với các thương hiệu danh tiếng như: Honda, Yamaha, Panasonic, Hoya, Samsung, Microsoft, Inax…

Khá khẩm hơn chút đỉnh, Foseca Việt Nam “bỏ túi” được hơn 50 tỷ lợi nhuận gộp, trên tổng doanh thu hàng năm cũng vào mức 1.000 tỷ đồng, biên lãi gộp quân bình theo đó đạt 7%. Dù vậy, khấu trừ chi phí, Foseca Việt Nam lỗ triền miên giai đoạn 2016-2020, mức lãi cuối năm 2020 thậm chí tăng gấp đôi lên 293 tỷ đồng.

Được biết, Foseca được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 2002, là doanh nghiệp chuyên cung cấp suất ăn công nghiệp đã và đang triển khai kinh doanh tại 5 quốc gia trên thế giới.

Fosseca Việt Nam được thành lập vào năm 2008, khởi đầu với nhà máy có quy mô lớn nhất thế giới tại Bắc Ninh của Samsung Electronics. Theo tự giới thiệu, Foseca Việt Nam cho biết đang dẫn đầu ngành cung cấp suất ăn công nghiệp tại Việt Nam.

Công ty hiện là đối tác đồng hành với “bộ phận kinh doanh điện thoại di động tại Việt Nam” của Samsung Electronics, cung cấp 54.000 suất ăn mỗi ngày (một trong những quy mô phục vụ suất ăn lớn nhất thế giới) cho nhà máy Samsung tại Bắc Ninh, Việt Nam. Đối tác khác còn kể đến Panasonic, Masan, Huyndai, Crystal Group, Doosung Tech…

Cung cấp suất ăn cho ngành hàng không, biên lợi nhuận của Công Ty TNHH MTV Suất Ăn Hàng Không Việt Nam (VACS) cao hơn hẳn so với ngành công nghiệp bên ngoài, tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức 25%.

Trong đó, VACS là nhà cung cấp suất ăn chính cho các hãng hàng không lớn trong và ngoài nước như Vietnam Airlines, Air France, Cathay Pacific, Singapore Airlines, Korean Air, Qatar Airway… Doanh thu chưa đến mức ngàn tỷ/năm như các đơn vị cung cấp thức ăn công nghiệp kể trên, song VACS thu về hàng trăm tỷ lợi nhuận ròng mỗi năm. Chỉ số tương tự cho các đơn vị cùng ngành như VINACS…

Đang làm trùm nhà hàng ẩm thực với biên lãi gộp 60%, vì sao ông chủ chuỗi VuvuZela, Gogi… nhảy vào mảng cơm suất thu bạc lẻ? - Ảnh 2.
Đang làm trùm nhà hàng ẩm thực với biên lãi gộp 60%, vì sao ông chủ chuỗi VuvuZela, Gogi… nhảy vào mảng cơm suất thu bạc lẻ? - Ảnh 3.

Về ngành dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, thực tế đã trở thành một dịch vụ phổ biến ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, ngành này mới thực sự trở nên rầm rộ khoảng 20 năm trở lại đây với đối tượng chủ yếu là công nhân tại các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, các bệnh viện, trường học…

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nước ta có hơn 60 triệu lao động và sự tăng thời gian tới. Điều này mở ra cơ hội ngày càng lớn cho các doanh nghiệp cung cấp suất ăn. Dù vậy, các chuyên gia đánh giá thị trường này vẫn còn rất phân mảnh, chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng lớn và đối mặt với rất nhiều thử thách, đặc biệt là rủi ro về an toàn thực phẩm.

Tỷ suất sinh lời của Golden Gate giảm rõ rệt, năm 2022 thậm chí chỉ còn 5%

Năm 2021, do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, Golden Gate lần đầu tiên lỗ 431 tỷ đồng. Năm 2022, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.878 tỷ đồng, tăng 107,3% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế là 375 tỷ đồng sau khi công ty có thêm sự tham gia của nhóm cổ đông từ Singapore.

Có thể thấy rõ, công cuộc mở rộng quy mô và sự co hẹp của thị trường khiến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Golden Gate giảm rõ rệt qua từng năm. Nếu giai đoạn đỉnh cao 2012-2013, cứ 100 đồng doanh thu, công ty lãi ròng khoảng 15 đồng thì đến nay chỉ còn chưa đến 7 đồng. Thậm chí, theo kế hoạch năm 2022 thì biên lãi sau thuế chỉ còn 5,5%, tương đương phân nửa con số mà người cầm cương chia sẻ trong một phỏng vấn gần đây là 10%.

Mặt khác, động thái mở rộng ngành hàng cũng diễn ra trong bối cảnh Công ty tái cấu trúc hậu Covid-19, hương đến tham vọng doanh thu 1 tỷ USD trong vài năm tới, trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành F&B tại Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm