Kỹ năng sống

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn”


Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 1.

Ngoại hình “siêu ngầu”, tính cách tự nhận là “tưng tửng”, bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khiến nhiều người mới gặp bất ngờ vì anh không giống hình dung của họ về một bác sĩ Sản phụ khoa.

Còn đối với tôi, ấn tượng về anh là một bác sĩ “con nhà nòi” nhưng lại rất thẳng thắn khi thừa nhận rằng mình “dốt”.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 2.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 3.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Lúc tôi quyết định đỡ đẻ cho vợ mình, mẹ tôi có khuyên: “không đỡ đẻ, mổ đẻ cho người nhà”. Tôi cười nói đùa với mẹ: “Bây giờ mẹ về hưu rồi, con ở đây là “to” hơn mẹ nên con sẽ là người tự quyết định việc đó”.

Thực tế là khi đỡ đẻ cho người nhà thì mọi người tâm lý sợ và run tay. Nhưng tôi thì không run tay gì cả do vợ tôi đã sinh lần thứ 2 nên ca đỡ đẻ cũng đơn giản.

Trước đó, hai vợ chồng tôi cũng đã ngồi bàn với nhau là sẽ “giữ” để tầng sinh môn giãn ra, không cắt tầng sinh môn để vợ tôi phục hồi sớm. Thời điểm đó, vợ tôi chuẩn bị bước vào kỳ thi đầu vào thạc sỹ y khoa.

Trong đầu tôi cũng luôn nghĩ dù thế nào thì ở viện của “mình” thì có rất nhiều người bên ngoài hỗ trợ, thế nên mình chẳng có gì phải lo lắng cả.

“Tôi đỡ đẻ cho vợ để muốn biết cảm giác “lôi” đứa con của mình ra đời nó như thế nào”.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 4.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 5.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Khi tôi vào nghề mẹ tôi cũng dặn: “Con hãy làm đúng theo sách và những gì mà các thầy dạy”. Sau đó, mẹ tôi còn nói thêm: “Vì để có được những ghi chép trong sách vở, các thầy cũng đã phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm xương máu”.

Tôi không phủ nhận những gì viết trong sách và lời dạy của các thầy. Nhưng trong đầu tôi lại luôn có một suy nghĩ khác: Nếu ai cũng cứ làm y hệt như các thầy ngày xưa làm sao ngành y phát triển. Có những thứ bây giờ và ngày xưa khác nhau. Để cải tiến, để phát triển thì bác sĩ chính là người phải cải tiến phương pháp mổ, khám chữa bệnh. Do vậy những kiến thức các thầy đưa ra là đúng, nhưng mình luôn phải suy nghĩ tìm tòi để làm tốt hơn.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 6.

Khi tôi là nhân viên khoa Đẻ, bác sĩ Đỗ Khắc Huỳnh – Phó giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (người được mệnh danh là “đại đao” của bệnh viện - PV) luôn xử lý ca siêu khó, chính “Sếp” cũng luôn khuyến khích suy nghĩ: “Làm thế nào để kỹ thuật mổ tốt hơn, ca sau làm hay hơn ca trước”.

Hay như giờ tôi trao đổi với các bác sĩ trẻ hơn, nếu bạn nào mới mổ, tôi đứng phụ mổ sẽ luôn nói: “Em phải làm theo giống anh vì sự an toàn của bệnh nhân”. Nhưng đối với các bạn đã mổ cứng tay, tôi sẽ nói khác: “Các em cứ làm theo cách của em, dựa trên nguyên tắc an toàn cho bệnh nhân”.

Ngay cả bây giờ, khi đã làm lâu năm nhưng tôi luôn phải tâm niệm rằng làm như thế nào để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua “mỗi bước tiến nhỏ sẽ là hành trình để có một bước tiến khổng lồ”.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 7.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Tính tôi khá độc lập nên không cảm thấy quá áp lực khi ông ngoại và mẹ là bác sĩ. Tôi nhớ khi chọn ngành y cũng là do mình chọn, chứ không phải định hướng của mẹ.

Thậm chí khi biết tôi có ý định theo học trường y, mẹ tôi còn cản nói: “Ngành y rất vất vả, đừng theo”. Mẹ tôi đã ngồi nói chuyện với ông ngoại (Bác sĩ Đặng Phì, nguyên Giám đốc Bệnh viện 354 - PV): “Bố ơi! Thằng Cường nó lại chọn ngành y. Theo bố thì thế nào …”.

Nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết chọn ngành y và theo chuyên ngành Sản giống mẹ.

Khi tôi mới ra trường bước vào nghề cũng có rất nhiều thứ bỡ ngỡ. Không phải cứ con nhà "nòi” sinh ra là cái gì cũng biết và giỏi đâu. Cá nhân tôi cũng vậy phải học “trầy da tróc vảy” thì tay nghề mới khá được.

Về làm việc tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội làm cái gì không biết tôi sẽ hỏi “cái này tại sao thế nhỉ bác/cô/anh/chị?” Quả thực cũng có người cười tôi và nói: Tại sao con nhà “nòi” cái dễ thế này lại không biết…

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 8.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 9.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Tôi tự nhận thấy mình là một người có cá tính và độc lập trong suy nghĩ. Vì vậy, những thứ mọi người thường cho đó là sức ép này, nọ tôi lại chẳng bao giờ để trong đầu.

Tính của tôi có cái “tệ” là cái gì không biết sẽ tìm cách tìm hiểu cho bằng được, hỏi được thì tôi sẽ hỏi, không hỏi được thì sẽ tìm tài liệu sách vở trong nước hay nước ngoài để tìm câu trả lời.

Tôi nghĩ, đúng là lúc mới bước vào nghề mình kém và dốt thật, nhưng không có nghĩa tôi sẽ dốt và kém mãi. Thẳng thắn mà nói lúc đó, cũng có người nói: “Thằng này dốt quá!” Nhưng điều đó không khiến tôi bận tâm.

Tôi nghĩ đơn giản nếu không biết mà không hỏi thì cả đời sẽ không thể tiến bộ. Hơn nữa tôi không thể đem sinh mạng của bệnh nhân ra để “trả giá” cho việc sợ dốt được.

Đấy, nhờ chăm chỉ học hỏi, từ một người từng bị mọi người cho là ngu, ngơ, sau một thời gian tôi thấy mình tiến bộ rất nhiều, từ chuyên môn, cách ứng xử với bệnh nhân. Giờ đây, khi nhắc tới bác sĩ Cường chẳng ai còn nhớ tới việc ngày xưa toàn hỏi những thứ sơ đẳng.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 10.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 11.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Mấy chuyện thu nhập của bác sĩ chuyên ngành này so với chuyên ngành khác tôi thường không quá quan tâm. Còn tôi vẫn đi làm bằng xe máy, ô tô thì mua xe cũ đi và không có nhu cầu thay xe mới, mua gì cũng vẫn phải tính toán. Nói như vậy để thấy bác sĩ sản phụ khoa không “siêu giàu” như lời đồn. Vì nếu tôi có giàu thật thì mua gì cũng không phải suy nghĩ, cân nhắc cho đau đầu.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 12.

Bác sĩ làm ở bệnh viện phụ sản đa phần đều có phòng mạch riêng, điều này tôi không phủ nhận. Thu nhập ở phòng mạch cũng chỉ giúp bác sĩ có cuộc sống thoải mái hơn. Còn nói bác sĩ phụ sản có thu nhập “khủng”, hái ra tiền thì cũng rất hiếm.

Tôi ví dụ, khi bác sĩ đầu tư một phòng mạch thì tiền mua một cái máy siêu âm cũ cũng mất khoảng vài trăm triệu. Mỗi lần bệnh nhân siêu âm chỉ thu 250.000 - 300.000 VNĐ, phải khám 2.000 - 3.000 lượt bệnh nhân bác sĩ mới hoà vốn.

Tôi nói vậy thì bạn đủ hiểu bác sĩ thành đại gia chắc ít lắm, mỗi bệnh viện chỉ có một vài người thôi. Mà bác sĩ có giàu cũng không phải do nghề y đâu. Ví như, tôi có người bạn là bác sĩ, có ít tiền anh mang đi buôn đất, trúng quả nên giàu.

Bác sĩ khi làm phòng mạch tư có thêm tiền nhưng lại mất đi quỹ thời gian, bào mòn sức khoẻ. Có nhiều khi tôi thèm như các bạn mình, đi làm về là có thể đi đá bóng, đi chạy hay giao lưu bạn bè hoặc đơn giản là cả gia đình cùng đi chơi.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 13.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 14.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Tôi cũng chia sẻ thật rằng bác sĩ mà làm không tốt thì bệnh nhân còn lâu mới cảm ơn. Có những bệnh nhân tới tặng quà tôi không nhận họ còn buồn, nói bác sĩ “chê” quà…

Cho nên bác sĩ cứ làm việc tử tế, còn bệnh nhân có cảm ơn hay không cũng không quá quan trọng. Tuyệt đối không làm khó dễ, gây sức ép với bệnh nhân. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi bệnh nhân sử dụng dịch vụ cũng là cách cảm ơn bác sĩ.

Tôi nhớ hồi mẹ tôi làm bác sĩ tôi tự hào lắm. Vì thi thoảng lại có bệnh nhân tới gặp gỡ gửi lời cảm ơn, mang một ít hoa quả hay hộp bánh. Mẹ không nhận nhưng họ bảo khi nào bác sĩ nhận quà cảm ơn mới yên tâm ra về.

Những món quà đó nhỏ thôi nhưng tôi thấy được tấm lòng của người bệnh, sự tôn trọng với nghề bác sĩ, thế nên ngay từ hồi ấy tôi đã muốn khi lớn lên được làm nghề của mẹ.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 15.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 16.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Có chứ và đó thường là những câu chuyện thương tâm, ám ảnh tôi chẳng bao giờ quên được.

Ngày hôm đó, chuông cấp cứu vang lên, tôi và mọi người ào xuống cấp cứu hồi sức do có một sản phụ được chuyển cấp cứu từ tuyến dưới lên. Bệnh nhân nhanh chóng được đẩy vào phòng cấp cứu trong tình trạng mạch và huyết áp đã về con số 0.

Chúng tôi bắt tay vào cấp cứu hồi sức cho sản phụ, may mắn huyết áp và mạch nhích lên một chút. Ai cũng vui mừng vì đã có tia hy vọng, đẩy bệnh nhân lên phòng mổ cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó mọi sự cố gắng của bác sĩ đều đổ xuống sông xuống biển, bệnh nhân không thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Sau này tôi được biết gia cảnh sản phụ đó rất bi đát: chồng vừa mới mất do tai nạn, một em bé mới chào đời đã không còn cả cha lẫn mẹ.

Tôi cũng thấm được câu nói của các cụ: "Chửa là cửa mả". Thế nên khi khám cho sản phụ, tôi không chỉ quan tâm tới sức khoẻ thai nhi mà còn lưu ý tới cả sức khoẻ của sản phụ. Tôi cũng luôn chú ý đến việc nhắc sản phụ và gia đình luôn đi khám đầy đủ để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường sớm nhất, nhỏ nhất.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 17.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Cấp cứu thì chuyên ngành nào cũng kinh khủng. Nhưng đối với chuyên ngành sản phụ khoa, tính chất còn khủng khiếp hơn, vì đúng như bạn nói, chỉ chậm một chút có thể không cứu được cả sản phụ và thai nhi. Ví như chảy máu trong sản phụ khoa vô cùng cấp tính vì không thể dùng garo để cầm máu như các chấn thương khác.

Tôi vẫn còn ám ảnh mãi với ca bệnh bị rách âm đạo sau sinh chảy máu rất nhiều do bệnh nhân rối loạn đông máu. Khi tôi khâu âm đạo cho bệnh nhân, mũi kim cứ cắm tới đâu là máu chảy ra tới đó, tôi vừa làm miệng vừa lẩm bẩm “khấn”: “Đừng chảy máu nữa mà”.

Trong ngành sản phụ khoa cấp cứu nó kinh khủng vậy đó, do vậy tôi luôn nghĩ “thà làm 'non' một tí còn hơn là để tai biến xảy ra”.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 18.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 19.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Đơn giản là không đánh cược mạng sống của con người để thử tay nghề của mình non hay già. Nếu thấy bệnh nhân có yếu tố nguy cơ thì bác sĩ phải cân nhắc đến việc thực hiện giải pháp nào vừa an toàn cho người mẹ vừa an toàn cho em bé.

Ví dụ như, sản phụ đã từng đẻ thường con 3800g lần này chuyển dạ siêu âm em bé là khoảng 4000g thì tôi sẽ lựa chọn là đẻ mổ chứ không xét đến phương án đẻ thường. Vì khi đẻ thường nguy cơ em bé mắc vai không ra được có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 20.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 21.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Nhiều bệnh nhân khi nhìn thấy tôi họ cũng e dè và phản hồi "bác sĩ này trẻ quá sợ tay nghề non". Nhưng sau khi được tôi khám rồi họ đều thay đổi suy nghĩ.

Với tôi, vẻ bề ngoài chỉ là một phần thôi, nó không phải là tất cả. Tôi để tóc dài, lúc đầu có rất nhiều bệnh nhân bảo "thấy lạ". Ngày trước tôi làm việc tại phòng khám, bệnh nhân còn nhầm tôi là nhân viên IT.

Nhưng đến bây giờ nhiều bệnh nhân bảo: "Khám bác Cường vui lắm".

Nhiều người cứ hình tượng hoá cho rằng bác sĩ phải đạo mạo, thế này thế kia. Nhưng đó chỉ là hình tượng cho người khác ngắm, không phải là chính bản thân mình. Tôi cũng là bác sĩ nhưng không có nghĩa phải đóng một vai "kính cận, nghiêm nghị", điều cần thiết là tuân thủ nguyên tắc làm việc khi mình là bác sĩ, và vẫn là chính bản thân mình.

Tôi còn nhớ câu chuyện Thủ tướng Canada sang Việt Nam, ông ấy có hình ảnh chạy bộ ở TP. HCM mặc cái áo ngắn tay, ông ấy có hình xăm rất đẹp ở cánh tay. Lúc đó nhiều người bàn tán thủ tướng sao lại xăm nhỉ. Nhưng tôi lại thấy chuyện một lãnh đạo quốc gia có hình xăm là rất bình thường.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 22.
Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 23.

Bác sĩ Tạ Việt Cường: Cả ở phòng mạch và ở bệnh viện, tôi có nhiều bệnh nhân theo mình trong suốt thai kỳ, nên tôi coi họ cũng như người thân của mình vậy. Khi bệnh nhân chuyển dạ gọi điện nhờ đỡ đẻ giúp, dù vào nửa đêm hay rạng sáng tôi cũng cố gắng vào với bệnh nhân. Tôi biết, khi bệnh nhân gọi là họ đang rất mong ngóng mình. Nếu tôi không vào viện giúp họ được thì tôi sẽ có cảm giác bội tín. Đó là điều mà tôi sợ nhất.

Vị bác sĩ sợ nhất bội tín với bệnh nhân và những ca cấp cứu vừa làm vừa “khấn” - Ảnh 24.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm