Dốc toàn lực để phục hồi du lịch
Theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights, từ đầu năm 2022 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng rất nhanh, có thời điểm tăng 425% so với cùng kỳ năm 2021, được xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới, đạt trên 75%, trong đó Đà Nẵng và Hội An là 2 địa phương thuộc top dẫn đầu.
Tại Quảng Nam, ngành du lịch đang khởi sắc thấy rõ khi địa phương này đây được lựa chọn là nơi đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2022 cùng việc hưởng lợi từ chính sách mở cửa du lịch hoàn toàn của Chính Phủ. Năm 2022, Quảng Nam dự kiến đón 4,2 triệu lượt khách tham quan và lưu trú. Trong đó, khoảng 1,7 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 6.000 tỷ đồng. Riêng thành phố Hội An đã ghi nhận lượng khách tăng mạnh kể từ đầu năm 2022, trong đó dịp Tết Nguyên đán, thành phố di sản đón khoảng 10.000 lượt khách mỗi ngày.
Nhiều hoạt động du lịch được tổ chức tại Đà Nẵng – Quảng Nam
Tại Thành phố Đà Nẵng, các hoạt đông du lịch cũng được khởi động lại. Chỉ tính trong những ngày đầu năm 2022, lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đã đạt gần 36.000 lượt. Với việc nối lại các đường bay quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động du lịch như sự kiện đua thuyền buồm trên sông Hàn; Diễn đàn đường bay châu Á 2022; khai trương tuyến du lịch đường thủy nội địa Đà Nẵng - Lý Sơn (Quảng Ngãi)..., ngành du lịch Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đón 3,5 triệu lượt khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 6.700 tỷ đồng.
Ngoài ra từ cuối tháng 4/2022 đến hết năm nay, "thành phố sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á" sẽ được hâm nóng bằng các chương trình hoạt động hội hè sôi động. Hàng loạt sản phẩm mới sẽ được ra mắt như: Đường Carnival và Quảng trường Nhật Thực - nơi giao thoa giữa hai vương quốc Mặt Trăng và Mặt Trời; "Hội chợ châu Âu" đậm màu sắc Trung cổ; Lễ hội Mùa hè - Lễ hội ẩm thực và bia B'estival hay show diễn chủ đề "The battle of the Moon Kingdom"…
Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet cho biết các chuyến bay vào dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4, 1/5 của các hãng này đến Đà Nẵng, Chu Lai đã gần như hết vé. Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn cũng đã kín phòng trong dịp này.
Thị trường bất động sản bứt phá mạnh mẽ
Không chỉ khách du lịch, Đà Nẵng – Quảng Nam cũng đang chứng kiến làn sóng nhà đầu tư quay trở lại dồn dập. Bởi chưa bao giờ, giới đầu tư nhận thấy tín hiệu phục hồi và tiềm năng lợi nhuận lớn đến như vậy từ sau những khoảng thời gian thị trường bất động sản giậm chân tại chỗ bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Sức hấp dẫn ấy không chỉ đến từ nhu cầu tìm nhà ở cá nhân mà còn đến từ việc nhiều người muốn tìm second home nghỉ dưỡng, đầu tư sinh lợi, …
Công viên nhạc nước tại dự án Regal Pavillon của ĐXMT quận Hải Châu – Đà Nẵng
Thực tế ghi nhận tại Đà Nẵng – Quảng Nam suốt thời gian qua cho thấy những đợt “sóng ngầm” đầu tư diễn ra rất mạnh mẽ.
Các nhà đầu tư vẫn âm thầm đổ về đây “nằm vùng” để sở hữu những sản phẩm có tiềm năng vượt trội, đặc biệt là bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Đơn cử, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, các đợt mở bán các sản phẩm shophouse, villa thuộc các dự án nhà ở cao cấp được hấp thụ với tốc độ “chóng mặt”, hầu hết đều cháy hàng chỉ sau vài giờ mở bán.
Anh Nguyễn Hùng Cường – một nhà đầu tư từ TP HCM cho biết so với Nha Trang, Phú Quốc thì thị trường bất động sản cao cấp gắn liền với du lịch tại Đà Nẵng – Quảng Nam đang có mức giá tốt hơn, trong khi khả năng tăng giá của khu vực này trong tương lai khá cao, đem lại giá trị lợi nhuận khả quan. Việc nhà đầu tư sở hữu BĐS cao cấp tại các thủ phủ du lịch vừa thể hiện đẳng cấp vừa có thể tận hưởng nghỉ dưỡng bất cứ lúc nào.
Sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch sẽ là tiền đề để thị trường bất động sản Đà Nẵng - Quảng Nam trỗi dậy, trở lại tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Đây cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư nhạy bén, nắm bắt thời cơ để gia tăng tài sản trong thời gian tới.