Tuy nhiên, nói đến phương pháp sống khỏe, sống thọ có vô số ý kiến khác nhau, đâu mới là phương pháp đúng và tốt nhất? Thực tế, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Theo các bác sĩ, một trong những bí quyết quan trọng để sống thọ là chăm sóc đôi bàn chân - bộ phận được mệnh danh là "trái tim thứ hai" của cơ thể.
Tại sao muốn có một sức khỏe tốt thì chúng ta lại phải dưỡng chân? Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Chân là vùng báo hiệu của bệnh
Nếu các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, chân sẽ là một trong những cơ quan đầu tiên có những biểu hiện bất thường. Cụ thể, chuột rút ở bắp chân là tín hiệu báo hiệu tình trạng thiếu canxi hoặc tắc động mạch; còn bắp chân bị sưng tấy báo hiệu nội tạng đang có vấn đề. Vì vậy, nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt, hãy chăm sóc đôi chân của mình thật kỹ lưỡng và chú ý đến các dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện trên chân.
2. Chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể
Đôi chân của chúng ta phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và giải phóng hơn 50% năng lượng của cơ thể. Đồng thời, phần chân còn chứa một lượng lớn dây thần kinh và gần một nửa lượng máu chảy trong cơ thể.Nếu phần chân luôn khỏe mạnh, điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết, đặc biệt còn cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hoá, não bộ và tim, do đó mới có thể duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
3. Cải thiện động lực tim
Hệ thống tim mạch trong cơ thể bao gồm cơ tim và hệ thống mạch máu. Mỗi ngày, tim hoạt động liên tục, bơm một lượng máu tương đương khoảng 14.000 lít máu mang oxi và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể thông qua ba loại mạch máu chính: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
Sự thông suốt của động mạch có liên quan mật thiết đến tim, bởi chỉ có trái tim khỏe mạnh mới có thể thúc đẩy máu lưu thông. Mà tim có khỏe hay không lại có liên quan đến chân, bởi máu tĩnh mạch về tim chủ yếu phụ thuộc vào sự co bóp của cơ bắp chân. Chỉ có bắp chân khỏe mạnh mới có thể tiếp tục co bóp và tạo ra áp lực, từ đó cung cấp năng lượng cho máu lưu thông. Đây cũng là lý do mà một số người lại gọi đôi chân chính là " trái tim thứ hai" của con người.
Vậy muốn giữ cho đôi chân luôn khỏe mạnh, chúng ta nên làm gì?
1. Kiên trì ngâm chân
Ngâm chân bằng nước nóng mỗi tối trước khi đi ngủ vừa có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi, vừa có thể kích thích các huyệt đạo trên bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu ở chân, có thể ngăn ngừa tình trạng tắc động mạch.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kê một chiếc gối nhỏ dưới chân khi ngủ vào ban đêm, điều này sẽ giúp thúc đẩy máu trở lại tim.
2. Kiên trì tập thể dục
Tập thể dục nhịp điệu khoảng 40 phút mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người, chẳng hạn như tiêu thụ calo dư thừa để giảm cân, duy trì chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu,... Từ đó đảm bảo sự lưu thông của các mạch máu ở chân.
3. Chú ý bổ sung canxi
Hằng ngày, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như các sản phẩm từ đậu nành và các sản phẩm từ sữa, để ngăn ngừa các vấn đề về chân như loãng xương, gãy chân.
Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin C như cà rốt, táo, vì vitamin C có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi ở người.
Có thể thấy, chân được gọi là trái tim thứ hai của con người, bởi chân có các chức năng quan trọng, chống đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, cải thiện sức mạnh của tim mạch… Đó là lý do tại sao khi đề cập đến các phương pháp sống khỏe, sống thọ, các bác sĩ luôn khuyến nghị nên bắt đầu từ việc chăm sóc sức khỏe cho đôi chân.