Doanh nhân

Có thêm gần 200 tỷ đồng, cử nhân 42 tuổi sở hữu tài sản vượt 1.800 tỷ đồng

Thị trường giao dịch giằng co trong phiên cuối tuần vừa qua, kết phiên chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,44 điểm, xuống mức 1.077,15 điểm; HNX-Index giảm 0,03 điểm, kết phiên ở mức 215,28 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 39,95 điểm (-3,58%), HNX-Index giảm 5,48 điểm (-2,48%).

Trái ngược với đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam, trong tuần giao dịch vừa qua mã cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa ghi nhận mức tăng ấn tượng 11,81% từ 14.400đ/cổ phiếu lên mức 16.100đ/cổ phiếu và là một trong những mã cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn HoSE.

Cùng với đó, khối lượng giao dịch duy trì tích cực trên mức trung bình 20 ngày gần nhất cho thấy dòng tiền đang có sự trở lại khi mà giá đã phá vỡ hoàn toàn đỉnh cũ tháng 12/2022. Bên cạnh đó, chỉ báo MACD cắt lên cùng với điểm giao cắt vàng (golden cross) đã xuất hiện giữa hai đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày nên đà tăng trung hạn của cổ phiếu càng được củng cố.

Có thêm gần 200 tỷ đồng, cử nhân 42 tuổi sở hữu tài sản vượt 1.800 tỷ đồng - 1

Bà Đặng Huỳnh Ức My đang giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thành Thành Công – Biên Hoà.

Đà tăng mạnh của SBT trong tuần vừa qua không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông, mức tăng này còn giúp khối tài sản của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tăng mạnh. Trong đó, khối tài sản của bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ghi nhận mức tăng thêm hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, với việc đang trực tiếp sở hữu hơn 112 triệu cổ phiếu SBT và là cổ đông cá nhân lớn nhất của doanh nghiệp khi chiếm tỷ lệ 16,66%, giúp khối tài sản của cử nhân 42 tuổi ghi nhận mức tăng thêm hơn 190 tỷ đồng.

Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 3/2 vừa qua, khối tài sản của bà My đang trực tiếp nắm giữ vượt mức 1.820 tỷ đồng.

Sau tuần giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận định về xu hướng thị trường trong phiên giao dịch ngày 6/2, chuyên gia của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, VN-Index có thể xuất hiện nhịp giảm để kiểm định ngưỡng hỗ trợ EMA20 hiện đang nằm tại 1.070 điểm. Nếu lực bán không mạnh và được hấp thụ bởi lực mua từ hỗ trợ, VN-Index có thể hồi phục lại để duy trì kênh dao động giữa đường EMA20 tại 1.070  và EMA10 tại 1.085 điểm.

Tuy nhiên, nếu lực bán tăng mạnh và áp đảo lực mua, khiến VN-Index đánh mất hỗ trợ tại 1.070 điểm, chỉ số sẽ thoái lui xuống hỗ trợ thấp hơn, tạo bởi đường EMA50 ngày tại 1.060 trước khi xuất hiện sự phục hồi kỹ thuật. Các chỉ số chứng khoán khác như VN30 hay HNX-Index có thể sẽ diễn biến đồng pha cùng với VN-Index.

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang và biến động với biên độ hẹp trong phiên kế tiếp. Đồng thời, thị trường sẽ còn tiếp diễn tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và thanh khoản vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong các phiên giao dịch đầu tuần 06/02.

Tuy nhiên, lực cầu ngắn hạn có thể sẽ sớm cải thiện khi nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng quá bán. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến hiện tại.

CTCK Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) nhận định với diễn biến hiện tại, khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục rung lắc với biên độ hẹp và kỳ vọng sẽ xuất hiện sự phân hóa rõ ràng hơn giữa các nhóm cổ phiếu trên thị trường trong các phiên tới của tuần 06 - 10/02.

Trong trường hợp đó, lực cầu xuất hiện trở lại có thể giúp VN-Index bật nảy sau khi chạm khu vực giao cắt với MA20 và nhà đầu tư có thể canh giải ngân với tỷ trọng từ 10 - 15% đối với những mã thuộc ngành ngân hàng có vốn hóa lớn và có xu hướng dẫn dắt thị trường chung hồi phục.

CTCK KB Việt Nam (KBSV) đánh giá việc hình thành mẫu nến spinning về cuối phiên cho thấy áp lực cung cầu hiện vẫn đang khá cân bằng và trạng thái thị trường vẫn không có nhiều thay đổi so với phiên trước đó.

Về mặt tổng thể, VN-Index hiện đang vận động quanh cạnh dưới mẫu hình cái nêm hướng lên và áp lực điều chỉnh trong những phiên tới vẫn đang có phần lấn át với vùng kháng cự gần 1.09x điểm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm