Phong cách sống

Có 3 thế hệ làm văn phòng: 7x tiết kiệm, 8x đầu tư và 9x thì... nợ thẻ tín dụng vì lương không tăng nhưng vẫn bất chấp tiêu tiền

Không biết bắt đầu từ khi nào mọi người đã quen với việc tiêu dùng quá mức. Đặc biệt, thói quen này còn ăn sâu vào tư tưởng của thế hệ sau 90 hiện nay. Báo cáo của một cuộc khảo sát cho thấy khoản nợ hiện tại của những người sau thập niên 90 gấp 18,5 lần thu nhập hàng tháng của họ, bằng chứng là những người sau 90 đến độ tuổi đi làm đã gánh trên lưng khoản nợ bình quân đầu người lên tới hơn 100.000 tệ (khoảng 350 triệu đồng).

Con số này có khó tin không? Trong mắt nhiều người sinh ra vào thập niên 80 và 70, nợ vài chục ngàn tệ đã là một số tiền rất lớn, nếu người trẻ nào mắc nợ trên 100.000 tệ thì có lẽ tương lai của họ đã quá vô vọng rồi. Về tiêu dùng, hầu hết những người thuộc thế hệ sau 80 đều cực kỳ thận trọng. Họ chỉ thích tiêu tiền trong ví, chứ chẳng mấy người nghĩ đến việc vay ngân hàng hay làm thẻ tín dụng để chi trả cho cuộc sống. Nhưng với sự tiến bộ của thời đại, tiêu dùng “trả trước" từ từ thâm nhập vào cuộc sống của mọi người, đặc biệt là lứa 9x.

Có 3 thế hệ làm văn phòng: 7x tiết kiệm, 8x đầu tư và 9x thì... nợ thẻ tín dụng vì lương không tăng nhưng vẫn bất chấp tiêu tiền - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)


Wang Min, sinh năm 1993, đã đi làm được 7 năm, nhưng thay vì tiết kiệm, cô ấy lại tìm cách thấu chi và quỵt nợ. Thời gian đầu, khi thấy iPhone ra đời mời, bạn bè ai cũng cầm trên tay mẫu mã mới nhất, thậm chí, một số người còn cố tình chụp ảnh lên khoe. Dường như mua iPhone đã trở thành một trào lưu. Người không cầm iPhone trên tay lại luôn cảm thấy tự ti vì không bằng người khác.

Vì vậy, Wang Min cũng không muốn bị bỏ lại, mặc dù chiếc điện thoại hiện tại dùng cũng khá ổn nhưng cô luôn phải bắt kịp xu hướng. Cô ấy mới ra trường, vừa đi làm chưa lâu, mới chỉ là nhân viên thử việc, lương tháng thấp đến đáng thương, chỉ giao động khoảng 2 - 3 ngàn tệ (7 - 10 triệu). Số lương đó không đủ cho Wang Min mua đứt iPhone một lần, nên cô quyết định trả góp, mỗi tháng 500 tệ, dù hơi nhiều nhưng cô nghĩ mình cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên, càng về sau, cô ấy càng muốn mua nhiều thứ hơn. Cô ấy muốn mua quần áo đẹp, muốn mua giày đẹp, muốn mua mỹ phẩm xịn, và muốn mua túi đẹp. Mỗi ngày sau khi tan sở, Wang Min thích ghé thăm các showroom trước khi trở về căn phòng nhỏ đang thuê. Giỏ hàng trên các sàn mua sắm trực tuyến đã đầy, chưa có tiền thanh toán nhưng cô ấy vẫn tiếp tục suy nghĩ xem mình nên mua gì tiếp.

Nhận ra nhu cầu mua sắm của mình ngày càng cao, Wang Min lập tức nghe lời khuyên của những người bạn, đi mở thẻ tín dụng. Lúc mua thì mát, nhưng đến hạn trả nợ thì đau đầu, nên cô ấy quyết định phá bỏ bức tường phía đông để bù lại bức tường phía tây, nếu trả góp bằng thẻ không thành công thì sẽ trả bằng tiền mặt. Chẳng bao lâu, tiền lương hàng tháng và tiền trả nợ hàng tháng đã bằng nhau. Vừa lĩnh lương, vừa trả nợ cùng lúc, khi nhìn lại thì Wang Min mới nhận ra trên người mình không có thêm một xu. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn cản được tâm hồn mua sắm của cô gái trẻ. Tuy đã phải vay mượn tiền, nhưng đến các chương trình khuyến mãi như 11.11, cô ấy vẫn hồn nhiên thanh toán giỏ hàng mà không cần suy nghĩ nhiều.

Có 3 thế hệ làm văn phòng: 7x tiết kiệm, 8x đầu tư và 9x thì... nợ thẻ tín dụng vì lương không tăng nhưng vẫn bất chấp tiêu tiền - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)


“Tôi thực sự phải uống gió Tây Bắc trong sáu tháng tới” - sau khi mua sắm thỏa thích, Wang Min nằm trên giường suy sụp và thở dài bất lực. Chỉ riêng việc săn sale ngày 11.11, cô ấy sẽ phải mất một năm để hoàn vốn. Nếu cộng với khoản thấu chi trước đó, Wang Min đã nợ hơn 30.000 tệ (khoảng 105 triệu). Chỉ sau 1, 2 năm đi làm, cô gái trẻ đã ôm nợ nần chồng chất, tiền lương hàng tháng còn không đủ để trả nợ. Tuy nhiên, vì thường xuyên mua sắm thấu chi và quẹt thẻ tín dụng nên hạn mức của thẻ ngày càng cao. Thấy hạn mức ngày càng tăng, Wang Mini không khỏi tiêu tiền một cách xa hoa. Dù còn nợ hàng chục nghìn tệ nhưng cô vẫn có hạn mức để tiếp tục thấu chi. “Tiêu tiền của mình thì không cần phải do dự" - Wang Min nghĩ vậy.

Để trả nợ, cô gái trẻ đã nhiều lần thay đổi công việc nhưng mỗi lần tìm việc đều không đạt yêu cầu, lý do là mức lương không lý tưởng, không đủ để trả nợ. Nhưng khoảng thời gian đi tìm việc, Wang Min vẫn cứ tiêu xài hoang phí, ăn uống, trả tiền thuê nhà, tìm việc trong khi thu nhập không có. Bất giác đã đi làm được gần 3 năm, số nợ của cô ấy đã lên tới hơn 90.000 tệ (hơn 300 triệu) đã được dành cho việc thuê nhà đẹp, đệm xịn, dàn máy tính, dàn âm thanh, máy pha cafe... Nói chung là cuộc sống cũng rất thoải mái. Wang Min còn mạnh dạn nói rằng: "Chẳng phải con người ta sống chỉ để an nhàn, làm việc mỗi ngày chỉ để sống một cuộc sống tốt hơn sao? Nếu bây giờ không hưởng thụ thì còn đợi bao lâu nữa?"

Đi làm mấy năm lương cũng không tăng bao nhiêu nhưng mức tiêu dùng hàng tháng lại tăng gấp mấy lần. Kết quả là nợ nần chồng chất, tin nhắn trên điện thoại di động hầu như đều là nhắc nhở trả nợ. Sau vài năm, số tiền nợ của Wang Min cán mốc 100.000 tệ, cô cũng lười tính toán xem mình còn nợ người khác nữa không. Cô cảm thấy mình làm việc rất chăm chỉ nhưng tiền lương hàng tháng không đủ trả nợ nên cô chỉ có thể rơi vào vòng luẩn quẩn liên tục trả nợ và vay mượn. Giờ mong ước lớn nhất của cô ấy là một buổi sáng thức dậy, thấy rằng mọi số nợ đã được xóa sạch và mọi thứ bắt đầu lại.

Có 3 thế hệ làm văn phòng: 7x tiết kiệm, 8x đầu tư và 9x thì... nợ thẻ tín dụng vì lương không tăng nhưng vẫn bất chấp tiêu tiền - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)


Có người nói đùa rằng: “Có 3 thế hệ làm văn phòng: thập kỷ 70 tiết kiệm tiền, thập kỷ 80 đầu tư, thập kỷ 90 lâm vào cảnh nợ nần. Còn bố mẹ nào sinh con vào những năm 9x đang còng lưng trả nợ cho con”. Tuy đây là một trò đùa nhưng nó cũng nói lên một phần sự thật. Wang Min cho biết: “Tôi cũng hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, tốt nhất là hàng tháng nên gửi về cho bố mẹ một ít tiền, nhưng bây giờ, tự nuôi bản thân đã rất khó rồi. Hồi đi học, tôi cũng nghĩ sau này đi làm sẽ tiết kiệm tiền. Trước 40 tuổi muốn dành dụm mấy chục triệu, sau này được sống tự do, về quê nghỉ hưu… nhưng giờ thì giấc mơ đã tan tành.”

Nhiều người kiếm được 3.000 tệ một tháng nhưng họ muốn sống một cuộc sống 30.000 tệ một tháng. Mức tiêu dùng và tầm nhìn của họ không phù hợp với khả năng chi tiêu của họ. Cũng vì vậy, đồng thời, với sự chuyển đổi và nâng cấp của khái niệm tiêu dùng, vay tiêu dùng đã ra đời. Khi thực hiện vay tiêu dùng, trước tiên chúng ta phải đo lường khả năng trả nợ của mình và lựa chọn một nền tảng vay hợp pháp và phù hợp. Đừng quan tâm đến ánh mắt của những người xung quanh, đừng mù quáng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Chi tiêu cũng nên tùy thuộc vào khả năng kinh tế của bản thân, đừng tiêu một lúc rồi ăn mì gói nửa năm. Thể diện qua những món hàng hiệu có cố khoác lên người vốn chẳng có tiền cũng chẳng đáng bao nhiêu, sống tốt mới là điều quan trọng nhất.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm