Kỹ năng sống

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành

Thạc sĩ Khoa học giáo dục Nguyễn Thị Lanh đã có gần 15 năm gắn bó với lĩnh vực tâm lý, hiện đang là Chủ tịch HĐQT Học viện Minh Trí Thành - đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện phát triển tư duy tại Việt Nam. Cô đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo giúp hàng chục nghìn người chữa lành tổn thương trong quá khứ, chuyển hóa về tư duy và khám ra những tiềm năng ẩn giấu. Cô được Hiệp hội ABNLP Hoa Kì cấp bằng Trainer, Master Coach về NLP (Lập trình ngôn ngữ tư duy); được Tổ chức Tad James Company cấp bằng Trainer về Trị liệu dòng thời gian; được Tổ chức ABH Hoa Kỳ cấp bằng Master Trainer về Hypnosis…

Chuyển hóa "những đứa trẻ hư"

Cô Lanh đến với hành trình chữa lành một cách tình cờ, như một cái duyên. Đó là vào năm 2009, khi đang là giáo viên dạy Toán tại một trường THPT ở Bắc Ninh, cô thấy nhiều học trò của mình chỉ học kiến thức trong sách vở mà thiếu hiểu biết về xã hội, sống không có mục đích, ước mơ. Có em sa đà vào rượu, game, bỏ bê việc học, lại có em chỉ sống theo ý muốn của bố mẹ, không hề biết đam mê của mình là gì.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành - Ảnh 1.

Chuyên gia trị liệu tâm lý Nguyễn Thị Lanh là một trong những người tiên phong ứng dụng phương pháp chữa lành giúp hàn gắn những tổn thương tinh thần và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực

Những "đứa trẻ lạc lối" như vậy khiến cô Lanh nhận ra bên cạnh học kiến thức, các em cần được trang bị kỹ năng sống, thái độ sống và lập trình lại tư duy. Cũng từ đây, cô tìm hiểu về lĩnh vực tâm lý và đến với hành trình chữa lành.

"Tôi phát hiện ra rằng bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn học giỏi, đứa trẻ hư nào cũng muốn trở thành con ngoan. Nhưng do các em đều bị mắc kẹt, tổn thương trong quá khứ nên nhút nhát, sợ hãi, niềm tin bị giới hạn, luôn có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, không tin vào chính mình. Các em cần được chữa lành những tổn thương, cần được truyền động lực để bứt phá bản thân, tìm lại con người tài giỏi, mạnh mẽ bên trong mình", cô Lanh nói.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành - Ảnh 2.

Cô Lanh nhận thấy, các em đều bị mắc kẹt, tổn thương trong quá khứ nên luôn có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, không tin vào chính mình.

Nghĩ là làm, song song với việc giảng dạy ở trường, cô Lanh còn dạy cho các em kỹ năng sống và tư duy tích cực, chữa lành những vết sẹo tâm hồn. Cô Lanh nhớ lại: "Tôi bắt đầu với những đứa trẻ bị mọi người nhận xét là hư đốn, ngỗ ngược. Đó là những em mê chơi điện tử, hút thuốc, uống rượu, có những em xăm trổ, bấm 8 lỗ tai, coi nhà mình như nhà trọ. Đồng hành cùng các em, tôi cảm nhận rõ ràng không có đứa trẻ nào hư sau một đêm, không có đứa trẻ nào nghiện game, nghiện rượu sau một đêm. Nó là một quá trình mà khởi nguồn chính là việc trong quá khứ các em từng bị đánh mắng, chê bai, không được ghi nhận. Chúng khiến các em buồn chán, trống rỗng, luôn muốn chống đối bằng những hành vi tiêu cực".

Bằng cách làm bạn với những "đứa trẻ hư" đó, cô Lanh dùng tình yêu thương để chữa lành cho các em, giúp các em từng bước thay đổi cảm xúc và hành vi, trở nên ngoan ngoãn, tự tin, biết đặt mục tiêu và sống có ước mơ.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành - Ảnh 3.

Bằng tình yêu thương vô điều kiện, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh đã chữa lành giúp các em trở nên tự tin, biết đặt mục tiêu và sống có ước mơ

Nhận thấy hiệu quả tuyệt vời của phương pháp chữa lành, cô Lanh quyết định nghỉ công việc giảng dạy ở trường để toàn tâm toàn sức nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực này. Thời điểm ấy, chữa lành vẫn là một khái niệm quá mới ở Việt Nam, cô Lanh lại bỏ một công việc ổn định, một trung tâm luyện thi với mức thu nhập tốt để theo đuổi nó nên cả gia đình không ai ủng hộ.

"Thú thực là cũng có lúc tôi cảm thấy chán nản, con đường phía trước còn khá mờ mịt. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, tôi có một niềm tin mạnh mẽ là mình sẽ làm được, sẽ giúp thật nhiều người được chuyển hóa, chữa lành", cô Lanh tâm sự.

Không chỉ trau dồi kiến thức từ sách vở và những trải nghiệm thực tế khi chữa lành cho các học sinh, cô Lanh còn tham gia nhiều khóa đào tạo ở nước ngoài. Có những thời điểm cô ngủ ở sân bay nhiều hơn ở nhà, có những lần 29 Tết mới về đến Việt Nam...

Hành trình xóa bỏ những hoài nghi

Là một trong những người tiên phong ứng dụng phương pháp chữa lành tại Việt Nam, cô Lanh còn đối mặt nhiều khó khăn trong hành trình thay đổi nhận thức cho các bậc cha mẹ. Cô Lanh kể: "Nhiều người bảo con họ có bị thần kinh đâu mà phải chữa lành. Họ nghĩ đó là một việc rất kinh khủng. Nhiều bố mẹ thì quá thất vọng về đứa con hư đốn của mình, họ đã làm mọi cách song con của họ không hề thay đổi nên dù đưa con đến với Học viện Minh Trí Thành, họ vẫn hoài nghi, không tin là tôi và các chuyên gia ở đây sẽ thay đổi được con họ".

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành - Ảnh 4.

Nhưng rồi sau đó, sự chuyển biến theo hướng tích cực của "những đứa trẻ hư" chính là lời giải đáp thuyết phục nhất cho những hoài nghi ấy. Có em từng hận thù mẹ vì mẹ chửa hoang đẻ ra em, không cho em một thân thế tốt, khiến em bị mang tiếng là "thằng không có bố". Em đổ lỗi cho mẹ, ước mình không được sinh ra trong cuộc đời này. Thế nhưng sau khi được cô Lanh chữa lành, em đã không còn những suy nghĩ tiêu cực như vậy, biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ buôn bán.

Có gia đình đẻ được 2 người con trai nhưng người anh lúc nào cũng nghĩ bố mẹ không yêu mình, chỉ yêu em bởi người anh sinh nhật đúng dịp Tết, chưa khi nào được bố mẹ tổ chức sinh nhật, trong khi người em năm nào cũng có sinh nhật đủ đầy. Chỉ vì lí do đó mà người anh tổn thương, căm ghét em, thường xuyên đánh em. Cô Lanh ngoài việc chữa lành cho người anh thì cũng dành nhiều thời gian chữa lành cho người em để em yêu thương anh, không giận anh. Cuối cùng, hai anh em đã không còn nghĩ về nhau bằng sự hận thù, căm ghét nữa.

Chuyên gia Nguyễn Thị Lanh và hành trình tiên phong phương pháp chữa lành - Ảnh 5.

Hành trình chữa lành có nhiều vất vả nhưng cũng vô cùng hạnh phúc. Nhìn thấy mỗi gia đình yêu thương nhau hơn chính là động lực để cô Lanh làm việc và cống hiến mỗi ngày.

Cô Lanh tâm sự: "Càng đi trên hành trình chữa lành thì càng thấy gia đình nào cũng có vấn đề. Tình trạng con lười học, con không nghe lời, bố mẹ con cái mất kết nối, không có tiếng nói chung trong gia đình… hầu như nhà nào cũng gặp phải. Tôi hạnh phúc khi được đồng hành, giúp bố mẹ và các con được chữa lành, chuyển hóa. Đó là một chặng đường vất vả nhưng vô cùng nhiều cảm xúc. Ước mong của tôi là mỗi gia đình trên thế giới đều được sống trong phước lành, niềm vui và hạnh phúc".

Cùng chuyên mục

Đọc thêm