Tài chính

Quan chức Trung Quốc gọi vụ rò rỉ đường ống Nord Stream là

“Đường ống Nord Stream là huyết mạch cho việc vận chuyển năng lượng ở châu Âu, cung cấp nguồn khí đốt quan trọng cho 23 quốc gia châu Âu. Sự cố gián đoạn của đường ống do rò rỉ đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp năng lượng ở lục địa này.

Người tiêu dùng trên khắp thế giới, đặc biệt là những người ở các nước đang phát triển, có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường năng lượng và giá năng lượng tăng cao. Vào thời điểm mà châu Âu và thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, sự cố rò rỉ thực sự là thảm họa mà chúng tôi không muốn thấy”, quan chức Trung Quốc cho biết.

Giá khí đốt ở châu Âu trong tháng 9 giảm gần một phần tư so với cuối tháng 8 nhờ thông tin rằng các kho chứa ở châu Âu gần đầy. Tuy nhiên, giá bắt đầu tăng trở lại trong tuần này do vấn đề liên quan đến việc giao hàng của Nga. Theo dữ liệu từ London’s Intercontinental Exchange, giá khí đốt kỳ hạn tháng 10 và tháng 11 đã tăng hơn 10% vào ngày 30/9, lên 2.100 đô la/nghìn mét khối.

Ông Geng lưu ý các đường ống đang tiếp tục bị rò rỉ, và cảnh báo rằng ngoài thị trường năng lượng, vấn đề này còn ảnh hưởng đến các tuyến đường vận chuyển trên biển cũng như môi trường trong khu vực.

Ông cho biết một số quốc gia tin rằng đây là hành vi phá hoại, và nói rằng nếu điều này được chứng minh là sự thật, nó sẽ "cấu thành hành vi tấn công vào các cơ sở dân sự xuyên quốc gia và các đường ống ngầm", vi phạm luật pháp quốc tế. Quan chức này kêu gọi Liên Hợp Quốc mở một cuộc điều tra về vụ rò rỉ.

“Vụ việc lần này cho thấy tính chất dễ tổn thương của cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với tất cả các bên để duy trì an ninh của các cơ sở hạ tầng xuyên biên giới”, ông Geng nói.

Giới chức Đan Mạch và Thụy Điển đã phát hiện 4 lỗ rò rỉ trên các đường ống sau khi đơn vị điều hành báo cáo việc giảm áp lực đột ngột trên cả Nord Stream 1 và Nord Stream 2.

Thụy Điển sau đó thông báo về một loạt vụ nổ dưới đáy biển ở khu vực đường ống rò rỉ. Các nhà chức trách Nga, Mỹ và Thụy Điển cho biết những lỗ rò rỉ có thể là kết quả của một cuộc tấn công có chủ ý.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm