Thời sự

Chuyên gia: Đầu tư công được kỳ vọng nhưng hiện khá yếu, tác động vào nền kinh tế chưa nhiều

Xuất khẩu - động lực tăng trưởng quan trọng nhiều năm qua của Việt Nam chịu ảnh hưởng khá rõ rệt khi kinh tế thế giới phục hồi chậm cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng.

Trong bối cảnh hiện tại, đầu tư công được kỳ vọng là động lực tăng trưởng thay thế.2023 là một năm đặc biệt với nền kinh tế khi chính sách tài khóa được đánh giá là cao nhất trong lịch sử với 792.000 tỷ đồng (bao gồm cả đầu tư công từ gói kích thích kinh tế). Nếu không tính gói này, tổng số tiền dành cho kế hoạch đầu tư công năm nay vẫn cao kỷ lục - trên 700.000 tỷ đồng.   

Chia sẻ trên kênh Tài chính & Kinh doanh mới đây, ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO của AFA Capital cho biết nhìn từ số liệu giải ngân 3 tháng đầu năm, có thể thấy tác động của đầu tư công vào nền kinh tế chưa cao. Cụ thể, quý I tốc độ giải ngân đầu tư công đạt 9,69% kế hoạch (tương đương 73.192,092 tỷ đồng) trong khi cùng kỳ năm 2022 đạt 11,3% kế hoạch, mặc dù năm nay số tuyệt đối cao hơn (khoảng 750.000 tỷ đồng).

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long cũng cho rằng đầu tư công hiện khá yếu. Dù thông thường quý I không phải là quý tăng trưởng mạnh của đầu tư công, nhưng với kết quả giải ngân quý I, cần thận trọng hơn khi kỳ vọng vào động lực này.

 

Về tiến độ giải ngân một số dự án lớn, theo chuyên gia, dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có kế hoạch 22.856 tỷ đồng, hiện đã giải ngân được 73,06% (16.697 tỷ đồng.

Với dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 (2017-2020), về giải phóng mặt bằng (GPMB), ba dự án hoàn thành ngày 30/4 đã GPMB được 79,7%; 4 dự án hoàn thành quý III và IV GPMB được 66,3%; tỷ lệ GPMB của 2 dự án hoàn thành năm 2024 là 33,1%.

Về tình hình giải ngân vốn, kế hoạch hàng năm là 66.425,3 tỷ đồng, đã giải ngân được 49.144,2 tỷ đồng (tương đương 74%).

Kế hoạch năm 2023 là17.889,099 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.667 tỷ đồng (9,3%).

 

Với dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (2021-2025), cần GPMB 721,3 km, hiện tiến độ đạt 77,5% (tương đương 559,5 km)

Kế hoạch giải ngân vốn hàng năm của các dự án Bắc Nam giai đoạn 2 là 54.747,4 tỷ đồng, hiện tiến độ đạt 36,3% (tương đương 19.859,3 tỷ đồng_  

Riêng kế hoạch năm 2023 cần giải ngân 45.226,1 tỷ đồng, tiến độ đến nay đạt 23,7% (10.716 tỷ đồng).    

Trước đó, nhiều chuyên gia kỳ vọng đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công giúp tháo gỡ “nút thắt” về vốn trong nền kinh tế.  

CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng trong tình trạng lãi suất và lạm phát cao của năm 2023, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước khó khăn sẽ khiến giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước  (NSNN) trở thành một trong những liều thuốc mạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .

Điều này tiếp tục được phản ánh trong gói dự toán NSNN 2023 với tổng vốn đầu tư đạt 792.000 tỷ đồng (bao gồm 103.000 tỷ đồng của gói kích thích kinh tế).

BSC dự báo giải ngân vốn NSNN năm 2023 ước tính đạt từ 554.740 tỷ đồng đến 673.614 tỷ đồng, tương với tốc độ tăng trưởng từ 8,4 - 31,7% so với cùng kỳ).  

BSC đưa ra hai kịch bản cho tình trạng giải ngân kế hoạch của vốn NSNN. Kịch bản 1 diễn ra khi giải ngân đầu tư công chủ yếu tập trung vào kế hoạch tuyến đường Bắc – Nam với kế hoạch giải ngân thường niên ở mức thấp. Kịch bản 2 diễn ra với tiến độ giải ngân được chú trọng ở cả hai kế hoạch. 

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hôm 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm