Bất động sản

Chưa kịp “lướt sóng bất động sản” sáp nhập tỉnh, một nhà đầu tư đành ngậm ngùi giữ 3 lô đất chờ cơ hội thoát hàng

Tóm tắt:
  • Thị trường đất nền phía Nam hiện đang sôi động, nhưng không phải lô nào cũng bán được nhanh.
  • Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng "lướt sóng" nhưng trở thành "cư dân bất đắc dĩ".
  • Một số lô đất mua bằng đòn bẩy tài chính chưa có thanh khoản tốt, gây lo lắng cho nhà đầu tư.
  • Sáp nhập tỉnh có thể gây sóng đầu cơ, nhưng rủi ro pháp lý và thanh khoản là yếu tố cần cân nhắc.
  • Các nhà đầu tư nên xem xét đầu tư dài hạn, tập trung vào giá trị thực của bất động sản.

Anh M., ngụ tại TP. Thủ Đức (TP.HCM), là một nhà đầu tư điển hình. Trước Tết Nguyên đán, anh bắt đầu mua đất và từng "lướt sóng" thành công vài lô. Hiện tại, anh đang sở hữu 3 lô đất nền thổ cư tại TP.HCM và Đồng Nai, nhưng chưa bán được. Trong đó, 2 lô được mua bằng đòn bẩy tài chính.

Anh M. cho biết, các lô đất nằm trong kế hoạch lướt sóng ngắn hạn. Anh và một người bạn đã mua với giá thấp hơn thị trường khoảng 100 triệu đồng/lô. Dù đã hoàn tất công chứng sang tên, các lô đất vẫn chưa có thanh khoản. Tuy nhiên, anh M. vẫn lạc quan: "Dù không lướt sóng được, tôi không lo vì giá đất sẽ tăng vượt lãi ngân hàng".

Anh Kh. tại Dĩ An (Bình Dương), cũng rơi vào tình cảnh "lướt sóng thành cư dân". Thấy thị trường đất nền khu vực nóng lên, anh quyết định đầu tư ngắn hạn với 1 tỷ đồng sẵn có. Anh xác định, nếu không lướt cọc thành công, sẽ vay ngân hàng để hoàn tất mua đất và bán sau 2-3 tháng.

Anh Kh. cọc 200 triệu đồng cho một lô đất, gia hạn công chứng trong 30 ngày, và nhờ môi giới tìm khách để bán hưởng chênh. Tuy nhiên, lô đất không bán được nhanh. Đến hạn công chứng, anh phải vay ngân hàng để hoàn tất thủ tục mua. Dù dùng đòn bẩy tài chính, anh vẫn hy vọng bán ra trong vài tháng tới.

Chưa kịp “lướt sóng bất động sản” sáp nhập tỉnh, một nhà đầu tư đành ngậm ngùi giữ 3 lô đất chờ cơ hội thoát hàng- Ảnh 1.

Ảnh: Tiểu Bảo

Thời gian qua, thị trường đất nền phía Nam nhộn nhịp hoạt động mua bán. Hiện tượng nóng sốt cục bộ đã diễn ra ở một số khu vực. Giá bán nhích dần. Tuy nhiên, mức độ thanh khoản chưa bùng nổ ở tất cả các sản phẩm. Một số lô đất sau khi qua tay vài nhà đầu tư, mặt bằng giá lên cao khiến thanh khoản chậm lại. 

Những nhà đầu tư mua từ thời điểm trước Tết, sau Tết có thể chốt lời từ 15-30% (tuỳ khu vực, lô đất). Trong khi nhà đầu tư tham gia thị trường sau Tết nguyên đán, mức độ biến động tăng giá còn ít. Việc lướt sóng hưởng chênh cũng trở nên khó khăn khi thị trường đã qua nhịp giá tốt.

Vừa qua, có khá nhiều người khi thấy thị trường đất nền, đặc biệt đất nền tỉnh giáp ranh Tp.HCM nóng sốt theo thông tin sáp nhập đã "nóng ruột" muốn đầu tư lướt sóng. Thậm chí nhiều người sẵn sàng vay ngân hàng để lướt sóng trong bối cảnh lãi suất duy trì mức ổn định.

Chia sẻ về việc này, ông Lê Quốc Kiên, cố vấn đầu tư bất động sản cho rằng, việc sáp nhập là chính sách lớn của nhà nước và tất yếu sẽ có tác động đến thị trường bất động sản vốn rất nhạy cảm với thông tin quy hoạch. Tuy nhiên đó là câu chuyện của sự phát triển về lâu về dài, không phải là diễn biến sẽ xuất hiện trong ngắn hạn.

Dù không khí mua bán sôi động, đằng sau đó lại tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là nguy cơ "đu đỉnh" khi nhà đầu tư mua vào đúng lúc giá cao nhất rồi thị trường quay đầu. Dù là đầu tư sản phẩm gì, ở thị trường nào thì việc lướt sóng ngắn hạn là rất rủi ro, nhất là khi nhà đầu tư còn sử dụng đòn bẩy tài chính.

Theo ông Kiên, sáp nhập tỉnh dễ tạo làn sóng đầu cơ, giá đất bị đẩy lên cao chỉ vì tâm lý, không dựa vào nhu cầu thực. Rủi ro pháp lý cũng là yếu tố người mua cần cân nhắc kỹ. Sáp nhập cần thời gian điều chỉnh quy hoạch, pháp lý đất đai, khiến dự án bị đình trệ. Không phải khu vực nào cũng hưởng lợi từ sáp nhập. Một số nơi có thể bị bỏ quên, nằm lại lâu. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư cân nhắc thận trọng, đừng chạy theo đám đông, chỉ đầu tư vào một cách tập trung vào các tiêu chí làm tăng giá trị thực cho bất động sản.

Vị này cho rằng, giá trị gia tăng thực của bất động sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như vị trí đẹp, đường sá thuận tiện, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, tiện ích đầy đủ, pháp lý minh bạch, khả năng khai thác cộng thêm tình hình kinh tế và việc làm ở địa phương cũng như khả năng kéo dân về...Vì thế, đầu tư bất động sản không nên theo "niềm tin tăng giá" hay tâm lý "sợ bỏ lỡ cơ hội". Việc kiểm chứng thông tin cẩn thận, kiểm tra kỹ quy hoạch trước khi mua là điều phải làm để tránh rủi ro dòng tiền.

"Theo tôi, trong bối cảnh này nhà đầu tư nên ưu tiên đầu tư dài hạn, hạn chế lướt sóng nếu không phải dân chuyên nghiệp và vốn không đủ mạnh", ông Kiên nhấn mạnh.


Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.