Xã hội

Chủ tịch Quảng Nam: "Không quan tâm kịp thời, Tam Kỳ sẽ trở lại thời kỳ 1997"

Tóm tắt:
  • Quảng Nam lo lắng về phát triển nếu Tam Kỳ bị lặp lại thời kỳ 1997.
  • Hội đồng nhân dân Quảng Nam đồng ý hợp nhất tỉnh thành TP.Đà Nẵng.
  • Ông Dũng đề xuất nghiên cứu quy hoạch và đầu tư cho các đô thị lớn.
  • Cần xem xét hỗ trợ cán bộ chuyển công tác, như thời kỳ 1997.
  • Đề án cần có chính sách để đảm bảo phát triển đồng đều và ổn định.

Sáng nay 26.4, tại kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã xem xét, quyết định đề án sáp nhập đơn vị hành chính các cấp tỉnh Quảng Nam và các nội dung khác theo thẩm quyền, tán thành chủ trương hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng để hình thành đơn vị hành chính mới là TP.Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương). 

Chủ tịch Quảng Nam: 'Không quan tâm kịp thời Tam Kỳ sẽ trở lại thời kỳ 1997' - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X diễn ra sáng nay

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Phát biểu tại kỳ họp, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trên địa bàn tỉnh nhận được sự quan tâm rất lớn và sự tham gia góp ý kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên, cán bộ hưu trí, quần chúng nhân dân.

Về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ông Dũng đề nghị HĐND tỉnh Quảng Nam xem xét, thảo luận, nghiên cứu thêm về quy hoạch, đầu tư thành phố mới cho đồng đều; về quy hoạch, phát triển đô thị, nhất là đô thị ở vùng đông Thăng Bình, đô thị Tam Kỳ và Núi Thành.

Ông Dũng cho rằng, những đô thị này phải nghiên cứu để quy hoạch, đầu tư xứng tầm với một thành phố lớn sau này.

"Nếu như mình lùi một bước thì sẽ bị teo lại, tê liệt lại. Tôi cũng đang rất lo nếu không được quan tâm kịp thời thì Tam Kỳ sẽ trở lại thời kỳ 1997 (thời điểm chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ thành tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng trực trực Trung ương - PV) thì rất khó cho sự phát triển của thành phố lớn sau này. Đây là chuyện nhiều người quan tâm", ông Dũng nói.

Ngoài ra, cần xem xét đưa nội dung về sắp xếp dân cư miền núi, các dự án phát triển khu vực miền núi phía tây Quảng Nam hiện nay để đưa vào đề án, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa đồng bằng và miền núi.

Chủ tịch Quảng Nam: 'Không quan tâm kịp thời Tam Kỳ sẽ trở lại thời kỳ 1997' - Ảnh 2.

Một góc TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) hiện nay

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Người đứng đầu chính quyền Quảng Nam cho rằng cần quan tâm ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ tỉnh Quảng Nam khi chuyển công tác ra trung tâm hành chính tại TP.Đà Nẵng làm việc, để họ ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài, yên tâm công tác.

Ông Dũng chia sẻ, năm 1997, thời điểm tái lập tỉnh Quảng Nam (chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng), cán bộ các nơi về tỉnh lỵ Tam Kỳ làm việc đã được hưởng các chính sách hỗ trợ rất nhân văn. Vì vậy, bây giờ khi hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng cũng nên xem xét có chế độ chính sách gì đó cho cán bộ.

"Cần có chính sách hỗ trợ cho cán bộ từ tỉnh Quảng Nam ra TP.Đà Nẵng công tác, để họ ổn định cuộc sống trong thời gian đầu. Nếu các chính sách này được đưa vào đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, được Trung ương thống nhất thì sau này TP.Đà Nẵng mới sẽ triển khai rất thuận lợi", ông Dũng nói.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Đừng mắc 2 sai lầm nguy hại về nguồn nước khi pha sữa cho con

Pha sữa cho trẻ nhỏ tưởng chừng là việc đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu cha mẹ mắc phải những sai lầm trong việc dùng nước pha sữa. Dưới đây là 2 sai lầm phổ biến thường gặp và giải pháp giúp cha mẹ an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

1.300 khối gỗ nằm ngổn ngang sau dự án 1.300 tỉ đồng

Để thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 676 nối Kon Tum - Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, khoảng 61 ha rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, sau khi cây rừng bị cưa hạ, khoảng 1.300 m³ gỗ hiện vẫn nằm ngổn ngang bên lề công trình, gây lãng phí và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.