Khoa học

Chip Intel trong máy tính của bạn thực sự đến từ đâu?

Tóm tắt:
  • Intel sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất chip toàn cầu, gồm Mỹ, Ireland, Israel và Việt Nam.
  • Đối thủ AMD thuê ngoài hoàn toàn, trong khi Intel tự vận hành nhiều nhà máy chế tạo riêng.
  • Intel hợp tác với TSMC ở Đài Loan để sản xuất các sản phẩm mới, dùng công nghệ tiên tiến.
  • Nhà máy IPV tại TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong lắp ráp và kiểm thử.
  • Quá trình sản xuất chip Intel gồm nhiều bước, trải dài qua nhiều quốc gia và đối tác khác nhau.
  • --

Khi nhắc đến Intel, hầu hết người dùng máy tính đều nghĩ ngay đến gã khổng lồ tự sản xuất chip xử lý (CPU) hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, hành trình của một con chip Intel từ khâu thiết kế đến khi nằm gọn trong chiếc laptop hay PC của bạn lại phức tạp hơn nhiều, với một mạng lưới sản xuất trải dài khắp các châu lục, và thậm chí có sự tham gia của đối tác sản xuất bên ngoài.

Intel có một dây chuyền sản xuất và kiểm thử rộng khắp toàn cầu.

Intel có một dây chuyền sản xuất và kiểm thử rộng khắp toàn cầu.

Trong khi đối thủ chính AMD là công ty bán dẫn "fabless" (không có nhà máy sản xuất riêng, thuê ngoài hoàn toàn), Intel nổi tiếng với việc sở hữu và vận hành các nhà máy chế tạo (fab) tiên tiến của riêng mình. Đây là nơi những tấm wafer bán dẫn được tạo ra. Các nhà máy chế tạo chính của Intel tập trung tại Hoa Kỳ (các bang Arizona, New Mexico, Oregon), Ireland và Israel. Hãng cũng đang đầu tư mạnh mẽ xây dựng thêm hai nhà máy mới tại Ohio, Mỹ.

Tuy nhiên, điều thú vị là không phải tất cả chip Intel đều "100% cây nhà lá vườn". Đối với một số sản phẩm mới, đặc biệt là card đồ họa rời Intel Arc và một phần của bộ vi xử lý Core thế hệ thứ 14 (như dòng Meteor Lake di động), Intel đã hợp tác với TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) - xưởng đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới - để tận dụng các tiến trình sản xuất tiên tiến hơn (như 5nm, 6nm) mà TSMC đang có lợi thế.

Bên cạnh các nhà máy chế tạo wafer, Intel còn có các cơ sở lắp ráp và kiểm thử (assembly and testing) quy mô lớn. Tại đây, các con chip riêng lẻ từ tấm wafer sẽ được cắt, đóng gói hoàn chỉnh và kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.

Mạng lưới này cũng mang tính toàn cầu, với các cơ sở đặt tại Costa Rica, Trung Quốc, Malaysia và đặc biệt là Việt Nam. Nhà máy Intel Products Vietnam (IPV) tại Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh là cơ sở lắp ráp và kiểm thử lớn nhất trong mạng lưới của Intel, đóng vai trò quan trọng trong khâu hoàn thiện cuối cùng của rất nhiều sản phẩm chip Intel trước khi đến tay người tiêu dùng toàn cầu.

Nhà máy Intel Products Vietnam (IPV).

Nhà máy Intel Products Vietnam (IPV).

Riêng với dòng card đồ họa rời Intel Arc mới ra mắt, toàn bộ thế hệ hiện tại (như Arc B580, B570) đều được sản xuất bởi TSMC tại các nhà máy của họ ở Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ, sử dụng tiến trình 6nm và 5nm. Intel và TSMC không công bố địa điểm nhà máy cụ thể.

Như vậy, một con chip mang thương hiệu Intel có thể được chế tạo tại Mỹ, Ireland hoặc Israel, sau đó được gửi đến Việt Nam, Malaysia hoặc Trung Quốc để lắp ráp, kiểm thử. Hoặc, nó có thể được TSMC sản xuất tại Đài Loan rồi mới đi tiếp các công đoạn sau. Mạng lưới sản xuất của gã khổng lồ này thực sự là một quy trình phức tạp và mang tính toàn cầu hóa vô cùng sâu sắc.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Kinh doanh từ hai bàn tay trắng, 5 năm đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng: Ít vốn nên phải tìm cách len qua khe cửa hẹp để không bị các ‘ông lớn’ đè bẹp!

Nhờ vào sản phẩm Wifi di động, Hoàng Trác Việt và Tào Tường Nam kiếm được số tiền lên tới hàng ngàn tỷ sau 5 năm kinh doanh. Lưu lượng pin của sản phẩm wifi di động có thể duy trì 24-30 tiếng, chỉ với khoảng 20-30 tệ/tháng (khoảng 60-90 ngàn đồng), người dùng có thể sử dụng lưu lượng wifi vô hạn.

5 không khi ăn thịt vịt

Bạn không được ăn thịt vịt chưa chín kỹ, không ăn nhiều da, không để loại thịt này ở nhiệt độ phòng quá lâu…

TP.HCM nghĩa tình: Bữa khuya yêu thương

Vào tối thứ ba và thứ sáu mỗi tuần, hàng trăm thân nhân và bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) đều được nhận những món ăn miễn phí từ chương trình "Bữa khuya yêu thương".

Năng lượng tái tạo tăng tốc

Một loạt chính sách, điều chỉnh quy hoạch liên quan năng lượng tái tạo trong tháng 4 cho thấy nguồn điện sạch từ các dự án điện mặt trời có tiềm năng tăng tốc trong thời gian tới.