Tài chính

Bóng ma lạm phát ngày càng tồi tệ, đây là sai lầm tiền bạc tuyệt đối phải tránh trong lúc này: Gửi tiết kiệm

Tính đến tháng 3, giá hàng tiêu dùng đã tăng 1,2% kể từ tháng 2 và 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu gần đây nhất của Bộ Lao động. Có vẻ như đồng USD không còn mua được nhiều thứ như trước nữa.

Đối với Kevin O'Leary, chủ tịch O'Shares ETFs, điều quan trọng nhất mà người Mỹ có thể làm để bảo toàn số tiền của họ trong thời kỳ lạm phát cao là tránh giữ số tiền lớn trong tài khoản tiết kiệm khi lãi suất thấp. "Bây giờ khi gửi tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng, bạn nhận được lãi suất rất thấp", ông O’Leary nói.

Ông đưa ra nhận định rằng có thể người gửi tiết kiệm đang thực sự mất tiền sau mỗi 12 tháng. Nói cách khác, tài khoản ngân hàng của bạn có mức lãi suất 0,01% mỗi tháng, nhưng lạm phát ở mức 6%, nên giá trị tiền của bạn đã giảm 5,99% trong khung thời gian đó.

Bóng ma lạm phát ngày càng tồi tệ, đây là sai lầm tiền bạc tuyệt đối phải tránh trong lúc này: Gửi tiết kiệm - Ảnh 1.

O’Leary cho biết khi còn trẻ, ông đã "rút ra bài học xương máu" rằng ngân hàng không phải là nơi giữ tiền mặt tối ưu vì mức lãi suất "thảm không nỡ nhìn". "Tôi nhận ra rằng "Chà, tôi không kiếm được gì trên số tiền này", và tôi phải học cách đầu tư", ông nói. "Và đó chính xác là những gì tôi đã làm".

O’Leary đã hợp tác với các chuyên gia, bao gồm Warren Buffett, người khuyến nghị mọi người nên bỏ tiền của họ vào các quỹ chỉ số, quỹ này sẽ tự động được đa dạng hóa. Bất chấp sự biến động của thị trường, O’Leary chỉ ra rằng S&P 500 đã vượt qua lạm phát. Ví dụ, lợi nhuận trung bình hàng năm của Chỉ số S&P 500 là khoảng 10%, cao hơn mức lạm phát 7,9% vào tháng 2.

Ngay cả khi thị trường đang giảm, các chuyên gia thường khuyên bạn nên bền chí và đừng bán ra. Một phân tích gần đây của J.P. Morgan cho thấy kể từ năm 2002, 10 ngày thị trường "phất lên" thường xảy ra sau những đợt sụt giảm mạnh, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sự sụp đổ của thị trường năm 2020 khi đại dịch bắt đầu.

Nếu đầu tư 10.000 USD vào S&P 500 vào đầu năm 2002, bạn sẽ nhận về hơn 61.000 USD vào cuối năm 2021 nếu giữ nguyên tất cả các khoản đầu tư của mình. Còn nếu bỏ lỡ 10 ngày tốt nhất của thị trường, số tiền của bạn sẽ chỉ còn 28.260 USD, theo CNBC.

Nói chung, ông O’Leary không ngăn cản việc giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm. Ông khuyến nghị mọi người "nên chuẩn bị sẵn ba tháng lương trong trường hợp khẩn cấp". Tuy nhiên, nếu bạn gửi tiết kiệm quá nhiều, bạn có thể sẽ bị "mất tiền oan" do lạm phát. "Tiết kiệm tiền mặt trong tài khoản ngân hàng về cơ bản không có lãi suất, nhất là sau lạm phát", ông nói.

Tham khảo: CNBC

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Chơi tới bến với 3 trải nghiệm có 1-0-2 chỉ có tại Đà Lạt: Lúc thì đắm chìm phiêu du trong nhạc sống giữa rừng già, lúc lại hú hồn chênh vênh giữa không trung

Không chỉ còn để dạo phố núi hay ngắm hoa, bây giờ Đà Lạt đã "biến hóa khôn lường" với vô vàn trải nghiệm mới, địa điểm lạ để khám phá. Chẳng trách cứ đến kì nghỉ lễ là dân tình phải kéo nhau đổ về đây thưởng ngoạn.

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường chưa xác định rõ xu hướng, nhà đầu tư cẩn thận khi bắt đáy cổ phiếu

"Nhiều nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn đang trong trạng thái lỗ nặng và rất mong muốn gỡ lỗ nhanh và các bẫy tâm lý rất dễ gặp trong bối cảnh hiện tại. Do đó, cần tránh bắt đáy bằng mọi giá, không sử dụng margin cao khi chưa có tín hiệu tạo đáy rõ ràng – những nhịp bull trap từ đỉnh rõ ràng có tính sát thương rất lớn", ông Bùi Văn Huy khuyến nghị.