Tài chính

Bị nghi buông điều tra nguồn gốc COVID-19, WHO bức xúc

Giải đáp bí ẩn về nguồn gốc virus SARS CoV-2 và cách virus này lây lan sang người được coi là rất quan trọng để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Tuy nhiên, một bài viết trên trang Nature hôm 14-2 khẳng định trước sự thiếu hợp tác từ Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào cuối năm 2019, WHO đã từ bỏ nỗ lực tìm kiếm câu trả lời.

Phản bác lại, ông Ghebreyesus khẳng định: "Chúng ta cần tiếp tục cho đến khi tìm được câu trả lời. Hiểu biết cách đại dịch COVID-19 bùng phát là rất quan trọng".

Ông cho biết gần đây ông đã gửi thư cho một quan chức cấp cao ở Trung Quốc để "yêu cầu hợp tác, vì chúng tôi cần hợp tác và minh bạch thông tin... để biết COVID-19 bắt đầu như thế nào".

Hai giả thuyết chính đã được tranh luận sôi nổi bao gồm virus lây lan tự nhiên từ dơi sang động vật trung gian và sang người, hoặc thoát ra ngoài do sự cố trong phòng thí nghiệm.

Bị nghi buông điều tra nguồn gốc COVID-19, WHO bức xúc - Ảnh 1.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters

Bài viết trên Nature khẳng định WHO "lặng lẽ gác lại giai đoạn thứ hai của cuộc điều tra khoa học rất được mong đợi về nguồn gốc của đại dịch COVID-19".

Trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO Maria Van Kerkhove tỏ ra bức xúc với bài viết này khi nhấn mạnh: "WHO không từ bỏ điều tra nguồn gốc COVID-19. Chúng tôi chưa từ bỏ và sẽ không từ bỏ. Không có chuyện WHO âm thầm gác lại điều tra. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục minh bạch, cởi mở".

WHO đã tiến hành giai đoạn đầu của cuộc điều tra bằng cách cử một nhóm chuyên gia quốc tế đến TP Vũ Hán - Trung Quốc, vào đầu năm 2021. Sau cuộc điều tra này, WHO đã viết báo cáo cùng các đối tác Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc điều tra nêu trên đã vấp phải chỉ trích vì thiếu minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, cũng như không đánh giá đầy đủ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Báo cáo kết luận giả thuyết này là "cực kỳ khó xảy ra".

Bị nghi buông điều tra nguồn gốc COVID-19, WHO bức xúc - Ảnh 2.

Đại dịch COVID-19 khởi phát tại một chợ cá ở TP Vũ Hán - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Dự báo thị trường bất động sản 12 tháng tới

Dự báo trong ngắn hạn 12 tháng tới, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở gam màu xám. Tuy nhiên, có một vài yếu tố để kỳ vọng có bức tranh lạc quan hơn. Việc hồi phục của thị trường không diễn ra trên diện rộng mà sẽ thu hẹp ở một số đối tượng nhất định và sẽ có những hoạt động thanh lọc thị trường theo cơ chế đào thải.

Nói thẳng nguồn thu từ đất: ‘Lên đời’ dễ nhất, bán đất là có tiền

Nguồn thu ngân sách từ đất đai những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Thống kê năm 2022 cho thấy loạt địa phương có nguồn thu nhà đất rất lớn và tăng rất cao, trong đó Hưng Yên là tỉnh có mức thu cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, việc thu từ đất cũng dễ dẫn đến tình trạng “no dồn đói góp” hay “căn bệnh Hà Lan”.