Tài chính

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập?

Nhiều nguồn tin cho biết TikTok đang phát triển công cụ mới giúp nhà sáng tạo có thể "tính phí người xem" đối với các nội dung mà họ làm ra.

Các chuyên trang công nghệ như The Information, The Verge, hay Boy Genius Report (BCR) cũng có bài viết xác nhận điều trên.

Theo đó, tính năng mới mà TikTok phát triển sẽ cho phép các nhà sáng tạo thiết lập "khóa" (key) đối với một số nội dung nhất định. Để có thể xem được nội dung đó, cư dân mạng sẽ phải đăng ký trả phí.

Các báo cáo cho biết nhà sáng tạo có thể thiết lập giá cho mỗi nội dung của họ và người dùng có thể sẽ phải trả 1 USD hoặc sử dụng một tài khoản trả phí định kỳ để xem video.

Muốn xem Tiktok phải trả tiền, nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập? - Ảnh 1.

Xem TikTok trong tương lai có thể phải trả tiền và nhà sáng tạo nội dung được chia thu nhập. Ảnh: BCR

Tiết lộ còn cho biết TikTok đang cải tiến Creator Fund (Quỹ nhà sáng tạo) để chia sẻ doanh thu với các nhà phát triển nội dung.

Hiện tại còn nhiều quốc gia, chẳng hạn như Việt Nam, các nhà sáng tạo nội dung không được chia sẻ doanh thu từ TikTok. Trong khi đó, đối thủ của họ là YouTube đã chia sẻ doanh thu từ hoạt động quảng cáo trên nền tảng với các nhà sáng tạo từ lâu.

"Chúng tôi cam kết sẽ khám phá những cách mới để tạo ra trải nghiệm có giá trị và bổ ích cho cộng đồng người sáng tạo TikTok. Trên nền tảng của chúng tôi, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người sáng tạo và mọi người đều có thể tận hưởng nội dung giải trí.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục đổi mới trải nghiệm này để mọi người mặc sức thể hiện bản thân, tìm thấy cộng đồng của mình" - phát ngôn viên TikTok Zachary Kizer cho biết.

Tin tức trên được đưa ra trong bối cảnh TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao ở Mỹ vì những lo ngại về an ninh quốc gia.

Thực tế, ứng dụng TikTok đã bị cấm trên nhiều thiết bị của cơ quan chính phủ và ở nhiều bang khác nhau và gần đây còn bị kêu gọi cấm trên App Store của Apple hay Play Store của Google.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Dự báo thị trường bất động sản 12 tháng tới

Dự báo trong ngắn hạn 12 tháng tới, Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm FiinRatings cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở gam màu xám. Tuy nhiên, có một vài yếu tố để kỳ vọng có bức tranh lạc quan hơn. Việc hồi phục của thị trường không diễn ra trên diện rộng mà sẽ thu hẹp ở một số đối tượng nhất định và sẽ có những hoạt động thanh lọc thị trường theo cơ chế đào thải.

Nói thẳng nguồn thu từ đất: ‘Lên đời’ dễ nhất, bán đất là có tiền

Nguồn thu ngân sách từ đất đai những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Thống kê năm 2022 cho thấy loạt địa phương có nguồn thu nhà đất rất lớn và tăng rất cao, trong đó Hưng Yên là tỉnh có mức thu cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, việc thu từ đất cũng dễ dẫn đến tình trạng “no dồn đói góp” hay “căn bệnh Hà Lan”.