Xét về giá trị dinh dưỡng, quả đào có thành phần dinh dưỡng rất phong phú: hàm lượng cao glucose, sucrose, và fructose, chất xơ, protein, lipid, Ca, P, Fe, K, caroten, các sinh tố B1, B2, C, acid nitric. Đặc biệt hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Đào chín có nhiều acid hữu cơ và chất xơ có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày ruột, thuận lợi cho tiêu hóa.
Ảnh minh hoạ
Nhiều bà nội trợ "lăn tăn" việc bà bầu ăn đào gây sảy thai trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn không có cơ sở. Thực tế, đông y còn sử dụng quả đào phơi khô, sấy khô trong trường hợp bị động thai. Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" có đề cập đến tác dụng của đào nhân hay hạt đào để điều kinh, cầm máu sau đẻ, hoặc thông kinh nguyệt. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, trong đào nhân có chất Ergotin, tác dụng trên mạch máu tử cung, làm co tử cung do vậy có tác dụng cầm máu sau đẻ.
Tuy nhiên, do đào có lớp lông tơ dày và cứng, để loại bỏ lớp lông tơ này, nhiều thương lái đã dùng đến hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để loại bỏ lớp lông này để quả đào trông bóng đẹp hơn. Điều này vô tình làm cho lớp vỏ đào "nạp" vào những hoá chất tẩy rửa độc hại.
Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên rửa đào với nước ấm để loại hết lớp lông còn lại trên vỏ quả. Sau đó dùng nước vo gạo đặc có pha thêm 1 chút muối nhạt ngâm đào trong 5-7 phút. Nước gạo có tính kiềm sẽ giúp loại bỏ các hoá chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ quả.
4 nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế ăn đào
Ảnh minh hoạ
- Phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.
- Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.
- Người mới ốm dậy, nhiều bệnh trong người hay những người bệnh có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.
- Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về da, dễ nổi mụn, mề đay trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.
4 công dụng tốt nhất của đào với sức khoẻ
Ảnh minh hoạ
Tăng cường sức khỏe da và mắt
Quả đào có chứa beta-carotene, chất dinh dưỡng thiết yếu trong việc giữ gìn sức khỏe mắt và ngăn ngừa tổn thương da, đồng thời duy trì vẻ ngoài trẻ trung bằng cách làm se khít lỗ chân lông.
Hỗ trợ tiêu hóa
Một quả đào cỡ vừa chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp thức ăn qua ruột của bạn, qua đó làm giảm nguy cơ táo bón. Hoa đào cũng cung cấp một số hợp chất giúp tăng cường sức khỏe ruột.
Điều chỉnh đường huyết
Các nghiên cứu cho thấy đào chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và giá trị GI thấp, có thể giúp điều chỉnh mức đường huyết và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Tăng cường miễn dịch
Quả đào rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chúng cũng có thể chống lại một số loại vi khuẩn.