Những quan điểm sâu sắc này không chỉ giúp chúng ta nhạy bén hơn khi bước ra ngoài xã hội, giúp xây dựng cuộc sống hạnh phúc, mà còn giúp chúng ta nuôi dưỡng và duy trì các mối quan hệ hiện có. Dù là trong môi trường công việc hay sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, thì những chia sẻ kinh nghiệm sống sau đây cũng sẽ giúp ích được cho bạn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Những người không quá quan tâm đến tiền, rất có thể sẽ từ bỏ nguyên tắc của mình khi đối mặt với những lợi ích lớn
Bởi vì tiền thường có thể làm trỗi dậy hành vi vô đạo đức và lòng tham của con người. Là con người thì khó mà có thể hắng giọng tuyên bố mình không cần tiền, trừ phi bạn là bậc trí giả, thánh nhân.
Cho nên, khi có một ai đó luôn miệng nói bản thân không quan tâm đến tiền bạc, thì phần trăm cao là họ đang nói dối, là một kẻ ngụy quân tử. Tiền nhỏ thì loại người này có thể cố diễn, nhưng một khi gặp lợi ích lớn bày ra trước mặt thì họ sẽ khó có thể khống chế được lòng tham của mình.
Gặp phải loại người này bạn phải cẩn thận, vì có câu: "Thà chơi với chân tiểu nhân, còn hơn làm bạn với ngụy quân tử."
Nhưng chúng ta cũng không nên quy chụp tất cả, trên đời vẫn sẽ có một số ít những người thật sự là quân tử. Họ sẽ không dễ dàng từ bỏ các nguyên tắc của mình khi đối mặt với cám dỗ. Những người này sẽ kiên trì theo đuổi các giá trị đạo đức đến cùng, mặc dù điều này rất khó.
2. Bạn càng thân thiết, càng nên hạn chế xung đột lợi ích
Tình bạn được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự tin tưởng càng mạnh mẽ thì tình bạn sẽ càng lâu dài. Vì thế, mối quan hệ bạn bè có thể sẽ bị suy yếu khi xảy ra xung đột lợi ích. Do đó, hãy tránh tranh chấp lợi ích với những người bạn thân, đó là cách tốt nhất để duy trì tình bạn bền vững. Tình bạn nên dựa trên sự hỗ trợ và hiểu biết lẫn nhau, không nên bị tổn hại bởi lợi ích.
3. Đừng lạc lối trong loại "kỷ luật tự giác" bị cường điệu quá mức
Đây là một quan điểm thú vị. Kỷ luật tự giác rất quan trọng, nhưng chúng ta cũng nên dành cho mình đôi chút thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Thành thật với bản thân về mong muốn của chính mình là điều bình thường, suy cho cùng, chúng ta cũng không phải là một cỗ máy mà phải suốt ngày giữ nguyên tắc kỷ luật. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết giữ cân bằng giữa kỷ luật và thư giãn, đồng thời tìm ra mục tiêu, động lực của riêng bạn để giúp bản thân ngày càng phát triển hơn.
4. Bình tĩnh đối mặt với sự tấn công từ người khác
Đó là cách mà một người trưởng thành thật sự dùng để bước đi trong cuộc sống. Trong trường hợp càng nguy cấp thì cuộc sống càng yêu cầu bạn phải giữ được bình tĩnh, đó là công thức để chiến thắng. Khi một người nào đó muốn công kích bạn, bàn càng giữ được bình tĩnh thì mong muốn công kích của người đó sẽ càng bị suy giảm. Điều quan trọng là phải học cách bảo vệ bản thân trong khi vẫn duy trì sự bình tĩnh và cân bằng từ bên trong.
5. Đừng quá vâng lời
Đúng vậy, quá vâng lời và quá im lặng có thể khiến chúng ta bị xã hội bỏ lơ. Chúng ta cần chủ động theo đuổi sở thích của riêng mình, thể hiện điểm mạnh và thực lực của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là trong khi phấn đấu vì lợi ích cá nhân, chúng ta vẫn phải biết tôn trọng người khác và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
6. Công bằng thực sự đến từ năng lực cốt lõi của bạn
Đây là một quan điểm thực tế, rằng sự công bằng có thể không dành cho tất cả mọi người, mà nó phụ thuộc vào năng lực, nền tảng và may mắn của mỗi cá nhân. Mọi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải biết phát triển và tận dụng tốt năng lực cốt lõi của mình để đảm bảo bản thân luôn chiếm được lợi thế trong các cuộc cạnh tranh. Đừng ngồi yên và chờ đợi sự nhân từ của thế gian!
7. Trọng lượng của lời nói phụ thuộc vào địa vị của bạn
Đây là một quan điểm sâu sắc. Địa vị xã hội, uy tín và quyền lực ảnh hưởng đến lời nói của chúng ta rất nhiều. Bạn càng có quyền lực, địa vị càng cao, thì lời nói của bạn càng có trọng lượng, mặc kệ nội dung là đúng hay sai. Vì thế, dù sao này bạn có đứng ở đâu, hãy nhớ xem trọng lời nói của mọi người như nhau, bất kể địa vị. Từ đó bạn sẽ thu gom được những ý kiến đúng đắn nhất.
8. Chấp nhận và bao dung sở thích của người khác
Đây là một thái độ rất tích cực và trưởng thành. Chúng ta nên tôn trọng sở thích và mối quan tâm của mọi người, ngay cả khi cá nhân chúng ta không thích hoặc không hiểu gì về điều đó. Hiểu và chấp nhận niềm đam mê của người khác có thể giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ rộng lớn hơn, đồng thời thể hiện những phẩm chất của sự trưởng thành và khoan dung.
Kiến thức mà những người lớn tuổi để lại chính là tài sản quý giá mà chúng ta nên trân trọng và áp dụng vào cuộc sống của mình. Những trí tuệ này tuy không nhiều, nhưng nó chứa đựng triết lý của cả một đời người. Nếu chịu học hỏi và hiểu những quan điểm này, chúng ta sẽ linh hoạt hơn trong giao tiếp xã hội, đồng thời dễ dàng đưa ra những lựa chọn thông minh.