Doanh nghiệp

Ba động lực cho mục tiêu doanh thu của Masan

Mục tiêu này vừa được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên diễn sáng 24/4 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) và hai công ty con Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML).

Ông Danny Lê, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho biết tập đoàn sẽ phát triển nền tảng đa kênh, cung cấp.

Toàn cảnh Đại hội cổ đông thường niên diễn sáng 24/4 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) và hai công ty con Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML). Ảnh: Masan

Toàn cảnh Đại hội cổ đông thường niên diễn sáng 24/4 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) và hai công ty con Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML). Ảnh: Masan

Theo đó, động cơ tăng trưởng chiến lược của công ty dựa trên tăng trưởng của ba trụ cột chính, gồm: mạng lưới, hội viên và thị phần chi tiêu. Thúc đẩy quá trình này là dịch vụ hậu cần xuyên suốt trên toàn quốc - Supra. Nền tảng này sẽ giúp giao hàng hóa cho người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ để vận hành mạng lưới thương mại thông minh và tự động hơn với quy mô ngày càng lớn.

Với mạng lưới bán lẻ, doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh thị phần bán lẻ hiện đại và hợp tác với bán lẻ truyền thống để phục vụ từ 30 triệu đến 50 triệu hội viên. Năm 2022, Masan đã mở mới thêm 730 cửa hàng, trung bình hai cửa hàng mỗi ngày trong bối cảnh khoảng 1.000 cửa hàng bán lẻ của các đối thủ đóng cửa. Điều này đã làm tăng thị phần mạng lưới siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi của Masan từ 40% vào năm 2021 lên gần 50% vào năm 2022.

Về tăng trưởng thị phần chi tiêu, doanh nghiệp mở hơn 100 cửa hàng WIN để củng cố mạng lưới và mở rộng quy mô giỏ hàng, đáp ứng đa dạng hơn nhu cầu của người tiêu dùng hàng ngày, từ các mặt hàng tạp hóa, F&B đến chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính.

Gia tăng số lượng hội viên đóng góp cho doanh thu của công ty. Tính đến tháng 4 năm nay, doanh nghiệp có hơn 4 triệu người nhờ nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại. Tập đoàn đặt mục tiêu 10 triệu hội viên cuối năm nay và 30 triệu vào 2025.

Người tiêu dùng đăng ký trở thành thành viên của Masan tại một siêu thị Winmart. Ảnh: XIN TÊN NGƯỜI CHỤP

Người tiêu dùng đăng ký trở thành thành viên của Masan tại một siêu thị Winmart. Ảnh: Masan

Về cơ cấu doanh thu 90.000-100.000 tỷ đồng, The CrownX (TCX) được kỳ vọng đóng góp hơn 70%, đến 72.300 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2022.

WinCommerce (WCM) đơn vị quản lý chuỗi siêu thị, cửa hàng dự kiến doanh thu đến 40.500 tỷ đồng vào năm 2023, tăng 38% nhờ tiếp tục mở cửa hàng mới thành công và tăng doanh thu cấp cửa hàng.

Doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings dự kiến trong khoảng 30.500 tỷ đồng đến 33.500 tỷ đồng nhờ tập trung R&D. Đơn vị cũng đặt mục tiêu hàng tiêu dùng có thương hiệu Masan đạt doanh thu 50.000 tỷ đồng và đưa 3 thương hiệu Chin-su, Omachi và Vinacafe ra thế giới.

Phúc Long Heritage, Masan MEATLife, Masan High-Tech Materials cũng đưa ra kế hoạch tăng doanh thu, ở mức cao nhất tăng 90% so với năm 2022.

Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn sáng 24/4 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) và hai công ty con Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML) sáng 24/4. Ảnh: XIN TÊN NGƯỜI CHỤP

Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Masan Consumer chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn sáng 24/4 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) và hai công ty con Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML) sáng 24/4. Ảnh: Masan

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chia sẻ: "Năm 2022, Masan đã thay đổi tư duy cả về những điều chúng tôi đang làm và cách định vị chính mình. Đó là trở thành một công ty dịch vụ, trải nghiệm và thấu hiểu người tiêu dùng".

Cùng chuyên mục

Đọc thêm