Doanh nghiệp

ADB: Kỳ lân tiếp theo của châu Á - Thái Bình Dương có thể từ Việt Nam

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo "Kỳ lân" khởi nghiệp trong ngành công nghệ tiếp theo của châu Á – Thái Bình Dương có thể đến từ Việt Nam.

'Kỳ lân' khởi nghiệp là cách gọi cho những startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Hiện Việt Nam có 4 "kỳ lân" được công nhận gồm: VNG, VNLife, MoMo và Sky Mavis.

Theo ADB, Chính phủ Việt Nam hiện có mục tiêu dài hạn là thu hút tri thức, các tổ chức, cá nhân, doanh nhân góp phần vào phát triển kinh tế và tạo lập các công ty khởi nghiệp thành công.

Một ví dụ về sự hỗ trợ của Chính phủ là Đề án 844, với mục tiêu phát triển 600 doanh nghiệp vào năm 2025. Trong số đó, 100 doanh nghiệp sẽ gọi được vốn đầu tư với tổng giá trị ít nhất là 2.000 tỷ đồng (khoảng 85,44 triệu USD). Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia và 2 đề án là "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" và "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025" đang hỗ trợ cho mục tiêu này.

Bà Aimee Hampel-Milagrosa, chuyên gia kinh tế của ADB, một trong những tác giả chính của báo cáo, đánh giá Chính phủ Việt Nam đã nhận ra các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là động lực mới cho tăng trưởng của quốc gia". "Do vậy, để tạo thuận lợi cho quá trình này, Chính phủ đã bắt đầu tập hợp những yếu tố chủ chốt, như các ưu đãi khuyến khích về chính sách và tài chính, để tạo ra và xây dựng thế hệ 'kỳ lân' khởi nghiệp", bà nói.

Trong báo cáo gần đây của KPMG & HSBC đã xác nhận được 10 doanh nghiệp là startup khổng lồ mới nổi tại Việt Nam. Theo đó, những cái tên như Propzy, Sipher, Sendo, CoolMate, Lozi... được đánh giá là các startup sáng tạo, tăng trưởng nhanh và có tham vọng thành "kỳ lân".

Ngoài ra, phía ADB cũng cho biết, các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư mạo hiểm đang rất háo hức đầu tư vào lĩnh vực startup này. Điều đó đã bổ sung nguồn vốn, thường được xem là hạn chế với sự phát triển của các công ty khởi nghiệp.

Nhưng một trở ngại khác với tăng trưởng là không có đủ nhân lực. Tuy nhiên, các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam đang phối hợp với chính quyền các tỉnh và các bộ ngành trung ương để thành lập các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp. Theo đó, họ đang tổ chức các sự kiện cho học sinh, sinh viên để thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp trong giới trẻ.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tạm giữ nghi phạm đốt ATM ngân hàng ở Hải Phòng

Ngày 28/7, Công an huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Duẩn (33 tuổi, trú tại địa phương) để điều tra, làm rõ hành vi đốt ATM Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Am.

Ứng phó với giá USD, euro biến động mạnh

Ngoài việc USD, euro tăng giảm bất thường, lạm phát cao ở các nước cũng đang tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Lãi gấp 9 lần nhờ “mua đáy, bán đỉnh”, một doanh nghiệp cá tra đối mặt với loạt rủi ro khi đặt mục tiêu kinh doanh cao kỷ lục

Trong nửa đầu năm nay, I.D.I ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng tới 9 lần một phần nhờ việc thu mua cá nguyên liệu ở mức đáy và bán ra ở thời điểm giá gần chạm ngưỡng kỷ lục. Công ty đặt mục tiêu kinh doanh ở mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, trong nửa còn lại của năm 2022, thị trường còn nhiều rủi ro, nhất là đối với Mỹ.

Người Việt sử dụng tới 14 tấn vàng trong quý 2/2022

Nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam lên tới 14 tấn trong quý 2/2022, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu vàng tăng do lo ngại lạm phát, nhà đầu tư tìm đến vàng để phòng trừ rủi ro.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi: Hệ thống KRX đang được cấp tốc triển khai, thời hạn vận hành chính thức chỉ còn tính theo tháng

"Vấn đề hệ thống công nghệ cho thị trường phải đảm bảo tính liên tục, cập nhật, hiện đại, do đó, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, đề xuất để xây dựng thêm các dự án công nghệ khác, đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của thị trường trong tương lai" – Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi chia sẻ.