Dinh dưỡng

6 cách tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Tóm tắt:
  • Uống đủ nước và không nhịn tiểu giúp phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Các yếu tố nguy cơ gồm bất thường cấu trúc hệ tiết niệu, sỏi, đái tháo đường, quan hệ tình dục, thai nghén.
  • Phòng tránh gồm vệ sinh đúng cách, đi tiểu sau quan hệ, mặc quần thoải mái, hạn chế cọ xát.
  • Triệu chứng có thể bao gồm đau lưng, sốt, tiểu bất thường, cần đi khám để điều trị kịp thời.
  • Điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh, kết hợp xử lý các nguyên nhân như sỏi, phì đại tuyến tiền liệt.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu, gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo.

Theo BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn ở người bệnh có bất thường về cấu trúc hệ tiết niệu, sỏi tiết niệu và tắc nghẽn bàng quang, mắc bệnh đái tháo đường, nam giới có tuyến tiền liệt phì đại, có quan hệ tình dục, thai phụ... Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm bàng quang có thể lan đến thận gây tổn thương thận, phụ nữ mang thai có thể bị sinh non và tăng huyết áp, nam giới có thể bị biến chứng hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn máu...

Bác sĩ Đạt chỉ ra 6 cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giảm nguy cơ biến chứng.

Uống đủ nước mỗi ngày để đi tiểu thường xuyên hơn, tống xuất vi khuẩn khỏi đường tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi tiết niệu.

Bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm như sữa chua, phô mai... Với người bị viêm đường tiết niệu, bổ sung sữa chua trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm các biểu hiện như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt...

Không nhịn tiểu lâu và đi tiểu khi cần, tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đào thải vi khuẩn.

Hạn chế mặc quần bó sát nhằm tránh cọ xát, gây trầy xước, nhiễm trùng, ưu tiên mặc các kiểu quần rộng, thoải mái.

Quan hệ tình dục an toàn, tránh hình thức quan hệ có nguy cơ cao lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo.

Vệ sinh vùng kín đúng cách, sau mỗi lần đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để phòng ngừa vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến niệu đạo và âm đạo.

Bác sĩ Đạt (ở giữa) đang thực hiện một ca phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Đạt (ở giữa) thực hiện một ca phẫu thuật cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Đạt, tùy độ tuổi và loại nhiễm khuẩn, bệnh có thể gây ra các biểu hiện khác nhau, có trường hợp không triệu chứng. Người có các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu như đau lưng, đau xương sườn hoặc đau ổ bụng, sốt và ớn lạnh, nước tiểu màu sẫm, đục hoặc lẫn hồng cầu (máu), tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ, buồn nôn và nôn... cần đến bệnh viện sớm để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là thuốc kháng sinh. Tùy tình trạng của người bệnh, bác sĩ kê đơn, liều lượng, thời gian uống khác nhau. Nếu nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đến từ sỏi tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh cần sớm được điều trị các vấn đề này.

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Thành viên HĐQT muốn thoái toàn bộ vốn tại Vinasun

Ông Lê Hải Đoàn- Thành viên HĐQT của Vinasun vừa đăng ký bán ra toàn bộ gần 9,3 triệu cổ phiếu VNS, tương đương tỷ lệ sở hữu 13,65% vốn nhằm mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Hàng triệu lượt tìm kiếm về Đại lễ 30/4, người dùng Việt đã "thắp lửa tự hào" trên không gian số

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo nên một làn sóng tìm kiếm chưa từng có trên công cụ tìm kiếm Cốc Cốc trong tháng 4/2025. Theo số liệu ghi nhận đến hết ngày 28/4/2025, chỉ trong vòng 4 tuần, đã có tới khoảng 2,8 triệu lượt tìm kiếm liên quan đến các chủ đề về đại lễ lịch sử này.

Tăng tiết mồ hôi có chữa khỏi không?

Tôi hay bị ra mồ hôi bàn tay, bàn chân dù thời tiết mát mẻ, dùng lăn khử mùi, ngâm với phèn chua, uống thuốc đông y nhưng không hiệu quả.

Bộ Y tế cảnh báo không chủ quan vì dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp

Theo Bộ Y tế, trong tuần qua cả nước ghi nhận 3.942 trường hợp nghi mắc sởi, giảm 4,3% so với tuần trước (4.122 ca). Tính từ đầu năm đến nay, tổng cộng đã có 81.691 trường hợp nghi mắc sởi được ghi nhận rải rác tại cả 63 tỉnh, thành phố. So với tuần có số ca mắc cao nhất, lượng ca ghi nhận trong tuần đã giảm khoảng 30%.Mặc dù dịch bệnh có dấu hiệu giảm, ngành y tế đánh giá vẫn còn nhiều thách thức.

Ngừng tim phổi vì hóc thịt bò

Đang ăn cỗ, cụ ông 80 tuổi ho sặc sụa rồi bất tỉnh, đến viện phát hiện dị vật lớn bít tắc đường thở dẫn đến ngừng tim phổi.