Sống

5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh

Tóm tắt:
  • Bác sĩ có quyền từ chối khám khi bệnh vượt quá chuyên môn hoặc trái pháp luật, đạo đức.
  • Người bệnh phản kháng, hành vi gây thương tích hoặc yêu cầu không phù hợp cũng là lý do từ chối.
  • Bác sĩ được phép rời khỏi nơi làm việc nếu bị đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe.
  • Bác sĩ cần báo cáo ngay khi tạm rời khỏi nơi làm việc do bị đe dọa.
  • 70% các vụ tấn công trong bệnh viện nhằm vào bác sĩ, thường xảy ra trong khi cấp cứu hoặc giải thích bệnh.
  • --

Theo Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, các bác sĩ được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các tình huống sau:

1. Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của mình hoặc không nằm trong phạm vi hành nghề, nhưng người hành nghề phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở hoặc người hành nghề khác phù hợp.

2. Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh. (Ảnh minh hoạ)

5 tình huống bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh. (Ảnh minh hoạ)

3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của y bác sĩ khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.

4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.

5. Người bệnh, người thân không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của bác sĩ sau khi được nghề tư vấn, vận động thuyết phục, nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Điều 43, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ, thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng; Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Việc "tạm rời" này phải được báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Các bác sĩ khu vực cấp cứu là nơi thường xuyên đối mặt nguy cơ, áp lực bị người nhà bệnh nhân hay các đối tượng gây gổ, đe doạ tấn công hay hành hung.

Theo số liệu của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), 70% người bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 60% vụ việc xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; 30% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích về bệnh lý cho người bệnh và thân nhân.

Các vụ hành hung nhân viên y tế chủ yếu xảy ra ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60% số vụ việc), tiếp đến là bệnh viện tuyến trung ương (chiếm 20%).

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Kinh doanh từ hai bàn tay trắng, 5 năm đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng: Ít vốn nên phải tìm cách len qua khe cửa hẹp để không bị các ‘ông lớn’ đè bẹp!

Nhờ vào sản phẩm Wifi di động, Hoàng Trác Việt và Tào Tường Nam kiếm được số tiền lên tới hàng ngàn tỷ sau 5 năm kinh doanh. Lưu lượng pin của sản phẩm wifi di động có thể duy trì 24-30 tiếng, chỉ với khoảng 20-30 tệ/tháng (khoảng 60-90 ngàn đồng), người dùng có thể sử dụng lưu lượng wifi vô hạn.

Giá vàng tiếp đà giảm mạnh

Sáng nay (29/4), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh còn 119,5 triệu đồng/lượng vàng miếng SJC và 118,5 triệu đồng/lượng vàng nhẫn.