Tài chính

VNPay bị chỉ trích dữ dội vì tận dụng quảng bá trong buổi tổng duyệt drone

Tóm tắt:
  • Tổng duyệt 10.500 drone diễn ra vào tối 28/4 mừng 50 năm Giải phóng miền Nam.
  • Màn trình diễn gặp tranh cãi do quảng bá quá mức của VNPay.
  • Hình ảnh biểu tượng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khiến khán giả xúc động, nhưng logo VNPay xuất hiện quá nhiều.
  • Cộng đồng mạng bày tỏ bất bình, cho rằng buổi tổng duyệt giống một buổi quảng cáo.
  • VNPay chưa có phản hồi về sự cố, nhưng nhiều người đã kêu gọi xoá app của họ.

10.500 drone tổng duyệt trình diễn mừng đại lễ kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Buổi trình duyệt diễn ra vào tối 28/4 tại Bến Bạch Đằng, TP.HCM để lại nhiều tranh cãi.

Theo kịch bản của chương trình, 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) cùng nhau xếp thành những hình ảnh biểu tượng gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. 

Buổi tổng duyệt diễn ra vào tối 28/4 nhằm chuẩn bị cho màn trình diễn vào tối 1/5. 

Theo Ban tổ chức, đây sẽ là lần trình diễn drone có số lượng lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, với hồ sơ đề xuất xác lập kỷ lục quốc gia đang được hoàn thiện.

Màn tổng duyệt 10.500 drone được kỳ vọng là một sự kiện nghệ thuật hoành tráng, là dịp để người dân và du khách cảm nhận được sức mạnh đoàn kết, khát vọng vươn lên và khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế trong kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu của mọi người, thực tế khiến cho cộng đồng mạng phản ứng gay gắt khi hình ảnh quảng cáo của VNPay (Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam) xuất hiện dày đặc chỉ trong hơn 7 phút trình diễn drone. 

quảng cáo VNPay.jpg
Quảng cáo gây phản cảm của VNPay trong đêm tổng duyệt. Ảnh: ManTV. 

Theo chia sẻ của những người trực tiếp chứng kiến buổi tổng duyệt, những hình ảnh mang tính biểu tượng và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trên bầu trời đêm TP.HCM khiến người xem không khỏi xúc động. Tuy nhiên, buổi trình diễn này cũng để lại hụt hẫng cho người xem khi hình ảnh logo quảng cáo VNPay cùng các dịch vụ của đơn vị này xuất hiện quá nhiều. 

“Biết là VNPay bỏ tiền ra thì có quyền lợi, nhưng ai đời bay có hơn 7 phút mà quảng cáo VNPay đến hơn 2 phút. Cảm giác hụt hẫng là cảm giác của hầu hết những người xung quanh em. Ngày lễ của dân tộc mà, có phải của riêng VNPay đâu mà làm lố quá”, bạn Nguyễn Minh Nghĩa, một người trực tiếp chứng kiến màn tổng duyệt cho hay.

Ngay sau khi buổi tổng duyệt kết thúc, hàng trăm người đã bày tỏ sự bất bình trên trang fanpage của VNPay, tại chính bài chia sẻ về buổi tổng duyệt này.

“Đây là show quảng cáo VNPay hay show mừng đại lễ?”, tài khoản Vinh Nguyen đặt câu hỏi.

Thậm chí, có rất nhiều người bình luận với nội dung sẽ xoá app VNPay đồng thời kêu gọi đánh dấu 1 sao đối với app này trên kho ứng dụng Google Play và Apple Store. 

Hiện phía VNPay chưa đưa ra bình luận nào về sự cố này.

Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam, được thành lập vào tháng 3/2007.

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ Thông tin – Viễn thông, VNPay đang là nhà cung cấp dịch vụ và giải pháp thanh toán cho các doanh nghiệp, ngân hàng và công ty viễn thông ở Việt Nam. 

VNPay có 3 cổ đông sáng lập là Chủ tịch HĐQT Trần Trí Mạnh (SN 1975), Tổng giám đốc Lê Tánh (SN 1976) và ông Trần Văn Kỳ.

Sau nhiều lần tăng vốn, đến ngày 16/2/2023 vốn điều lệ của VNPay đã tăng lên 3.568,5 tỷ đồng. 

Mặc dù được thành lập bởi 3 cổ đông sáng lập là người Việt, tuy nhiên ông Trần Trí Mạnh từng xác nhận về một khoản rót vốn của các quỹ đầu tư ngoại GIC và Softbank Vision Fund vào CTCP Tập đoàn cuộc sống Việt (VNLife) – doanh nghiệp này là công ty mẹ của VNPay.

Trong hệ sinh thái VNLife, VNPay được xác định là hạt nhân lõi. Ông Trần Trí Mạnh đồng thời là Chủ tịch HĐQT của VNLife, trong khi ông Trần Văn Kỳ và Lê Tánh cũng đồng thời là cổ đông sáng lập.

Theo dữ liệu cập nhật vào tháng 4/2024, VNLife có vốn điều lệ 224,7 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu cổ đông ngoại gồm: SVF Pioneer Subco (Singapore) Pte. Ltd góp 22,581%, Paypal Pte.Ltd góp 2,19%, Vantage DF Holdings góp 6,569%, General Atlantic Singapore VNL Pte.Ltd góp 8,877%, EDB Investment góp 0,866%, Ardolis Investment Pte.Ltd góp 15,235%.

Các tin khác

CADIVI – 50 năm cùng Việt Nam vươn cao

Năm 2025, Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) tự hào bước vào cột mốc quan trọng: 50 năm hình thành và phát triển. Đây là hành trình dài nửa thế kỷ, không chỉ là câu chuyện về sự vươn lên của một thương hiệu, mà còn là hành trình của niềm tin, khát vọng và tầm nhìn không ngừng mở rộng. Từ một xưởng sản xuất nhỏ bé vào tháng 10/1975, CADIVI đã trở thành tên tuổi hàng đầu trong ngành dây và cáp điện tại Việt Nam, đồng thời khẳng định mình trên trường quốc tế.

Kinh doanh từ hai bàn tay trắng, 5 năm đạt doanh thu hơn 1000 tỷ đồng: Ít vốn nên phải tìm cách len qua khe cửa hẹp để không bị các ‘ông lớn’ đè bẹp!

Nhờ vào sản phẩm Wifi di động, Hoàng Trác Việt và Tào Tường Nam kiếm được số tiền lên tới hàng ngàn tỷ sau 5 năm kinh doanh. Lưu lượng pin của sản phẩm wifi di động có thể duy trì 24-30 tiếng, chỉ với khoảng 20-30 tệ/tháng (khoảng 60-90 ngàn đồng), người dùng có thể sử dụng lưu lượng wifi vô hạn.

Giá xăng dầu hôm nay 29/4: Giảm nhẹ

Lúc 6h sáng nay 29/4, giá dầu WTI ở mốc 61,95 USD/thùng, giảm 0,1 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 65,86 USD/thùng, giảm 1,01 USD/thùng.

Ngành lúa gạo khẳng định vị thế mới

TP - Cùng với xu hướng chuyển đổi xanh, lúa gạo Việt đang hòa mình vào dòng chảy chung để duy trì vị thế hàng đầu thế giới và vươn lên tầm cao mới.

Sức ép thuế đối ứng từ Hoa Kỳ: Hàng Việt tìm đường thoát hiểm

TP - Theo các hiệp hội ngành hàng và các tham tán thương mại, việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng với các quốc gia đang tạo ra sức ép với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng sẽ chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, một số mặt hàng sẽ có lợi thế khi chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác ngoài Hoa Kỳ.