Đau nửa đầu là tình trạng đau đầu một bên, tần suất xảy ra cơn đau bên trái và bên phải tương tự nhau. Triệu chứng thường diễn ra đột ngột và dữ dội. Đau nửa đầu phổ biến nhưng nhiều người vẫn hiểu sai và đánh giá chưa đúng bản chất bệnh, dẫn đến chậm trễ điều trị, gây ra các biến chứng đau dữ dội, buồn nôn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.
Đau nửa đầu mạn tính hiếm gặp
Đau nửa đầu thường gặp, xếp thứ hai trong những nguyên nhân gây đau đầu và là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất. Nguyên nhân gây đau nửa đầu chưa rõ, nhưng nhiều khả năng liên quan đến gene. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ như rượu, chất làm ngọt nhân tạo, caffeine, phô mai, mất nước, chất lượng giấc ngủ kém, căng thẳng, ánh sáng mặt trời, mùi mạnh, thay đổi thời tiết đột ngột...
Triệu chứng đau nửa đầu mạn tính khác với đau từng đợt
Sự khác biệt duy nhất giữa hai loại đau nửa đầu là tần suất xảy ra. Đau nửa đầu từng đợt (episodic migraine) thường kéo dài 14 ngày hoặc ít hơn trong khi đau nửa đầu mạn tính (chronic migraine) xảy ra 15 ngày trở lên và xuất hiện với tần suất liên tục mỗi tháng. Các triệu chứng trong hai loại này về cơ bản là giống nhau, bao gồm cơn đau đầu dữ dội, nhói từng đợt hoặc râm ran đột ngột, buồn nôn và nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi mạnh, rối loạn thị giác.
Đau nửa đầu từng đợt có thể tiến triển thành mạn tính. Nếu cơn đau xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, người bệnh nên đi khám để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
Nam giới dễ bị đau nửa đầu hơn nữ
Thực tế phụ nữ ít có khả năng bị đau nửa đầu cao hơn nam. Tuy nhiên, cơn đau nửa đầu ở phụ nữ có xu hướng nghiêm trọng hơn, gây ra suy nhược lớn hơn và cần thời gian hồi phục lâu hơn so với nam giới. Nguyên nhân do thay đổi nồng độ các hormone nữ (estrogen và progesterone) ảnh hưởng đến các hóa chất trong não liên quan đến đau đầu. Khi nồng độ estrogen ở phụ nữ giảm ở tuổi mãn kinh, do đó bệnh có thể cải thiện sau thời kỳ này.
Đau nửa đầu do lối sống không khoa học
Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra đau nửa đầu là do lối sống, nghiện rượu, ám ảnh tâm lý, stress... Tuy nhiên, đau nửa đầu mạn tính được xem là bệnh lý thần kinh. Các yếu tố lối sống có thể chỉ kích hoạt và tăng nặng triệu chứng. Do đó, người bệnh nên xác định các yếu tố kích hoạt và hạn chế tiếp tục. Duy trì lối sống khoa học, lành mạnh như ngủ sớm, giảm căng thẳng, hạn chế rượu bia và thịt chế biến sẵn, ưu tiên protein nạc, trái cây, rau xanh... có thể giúp triệu chứng bệnh.
Đau nửa đầu mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn
Đau nửa đầu mạn tính là tình trạng kéo dài suốt đời, nhưng có thể được điều trị và kiểm soát thông qua tập trung vào thay đổi lối sống, phòng ngừa nhằm giảm tần suất cũng như mức độ. Để giảm tần suất các cơn đau và mức độ ảnh hưởng, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân, yếu tố kích thích. Từ đó, bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị và tư vấn cách kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
(Theo Everyday Health)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp |