Cái nghèo khiến bạn rơi vào một vòng tròn khó thoát ra được
Hai ngày trước, Khương Huệ (27 tuổi, Trung Quốc) đã liên lạc với một người bạn của mình để kêu than về việc cô không thể chịu đựng được nữa và muốn bỏ việc để trở về quê. Ở tuổi 27, sau 7 năm đi làm, tài khoản tiết kiệm của cô cũng chỉ vỏn vẹn một con số 0. Thậm chí, gom hết tiền trong thẻ ngân hàng, cô không có đủ tiền trang trải chi phí về quê. Khương Huệ cho biết cuộc sống khó khăn đến mức từng có những ngày cuối tháng cô phải ăn tạm mì gói.
Mức lương không đủ sống ở thành phố, cô từng đổi đủ nghề, từ phục vụ nhà hàng, đóng gói sản phẩm cho đến nhân viên bán quần áo. Hiện tại, mức lương hàng tháng của cô chỉ đủ để trả tiền thuê nhà, tiền ăn và không có chút dư dả nào để dành cho tiết kiệm.
Cô đang phải vật lộn một mình nơi thành phố và chắt bóp từng đồng. Song kết quả chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, số tiền tiết kiệm không còn, sức khoẻ cô càng yếu dần do áp lực công việc. Vướng vào cái nghèo, cuộc sống cô bị bó buộc trong một vòng tròn luẩn quẩn, bị vắt kiệt cả về sức lực và tinh thần nhưng vẫn không thể đổi đời.
Ảnh: Internet
Nhà văn người Mỹ, Barbara Allen Reich từng kể về hành trình trải nghiệm cuộc sống của những người nghèo khổ. Bà che giấu thân phận, thử sống như một người không có thu nhập thấp. Bà làm thuê ở 6 thành phố khác nhau. Mỗi một nơi đến, bà đều cắt đứt liên lạc với bạn bè cũ. Bà cũng đổi một vài công việc khác nhau, từ nhân viên siêu thị đến nhân viên chăm sóc trong viện dưỡng lão để kiếm sống. Song bà vẫn không thể gia tăng thu nhập. Bà dần phát hiện mình rơi vào một vòng lặp vô hạn với xuất phát điểm là cái nghèo.
"Vì không có tiền nên tôi phải sống ở một nơi hẻo lánh với giá nhà tương đối rẻ. Vì ở xa chỗ làm nên tôi mất nhiều thời gian đi lại. Vì dành nhiều thời gian trên đường, tôi không có thời gian để đọc và nghiên cứu, cải thiện bản thân để tìm một công việc mới. Khi năng lực không được nâng cao, công việc tôi tìm được cũng chẳng đem lại thu nhập cao. Vì công việc có lương thấp, chi phí sinh hoạt lại cao nên tôi chỉ có thể làm và làm", Reich chia sẻ.
Khi phần lớn thời gian đều phải làm việc và sống như một cái máy nhưng không thể thay đổi được mức sống, bà dần rơi vào trạng thái bất lực. Giải thoát bản thân bằng cách chuyển đến một thành phố khác song Reich thừa nhận rằng vẫn lặp lại vòng tuần hoàn như vậy.
Rõ ràng có thể thấy người cố gắng thoát nghèo rất nhiều nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên sân khấu làm nhân vật chính mà chỉ có thể đứng sau cánh gà. Thế mới thấy, để đáp ứng nhu cầu sống cơ bản, người không có tiền không thể không tính toán chi li.
Khó khăn nhưng không có nghĩa bạn được lùi bước
Hàng ngày lướt mạng xã hội, bạn bắt gặp những hình ảnh một số người bằng tuổi mình nhưng đã có nhà, có xe. Nhìn ngược lại bản thân, bạn đang ở trong một căn phòng trọ chỉ vỏn vẹn 20m2, bạn chắc chắn sẽ tủi thân muốn khóc.
Đó là cảm xúc có thể hiểu được. Song điều đó không có nghĩa là bạn cho phép bản thân ngừng hy vọng về ngày mai tươi sáng hơn. Cuộc sống dù cùng cực đến đâu, bản thân đang đứng trong góc tối đến mức nào cũng hãy để trái tim được nuôi khát vọng vươn lên.
Ảnh: Internet
Haruki Murakami từng nói: "Mặc dù hiện tại có khó khăn nhưng biết đâu qua quãng thời gian này, bạn sẽ nhận được trái ngọt".
Ở tuổi 30, Khánh Luân (Trung Quốc) cũng không có nhà, có xe nhưng nhờ nỗ lực từng ngày và không ngừng hy vọng vào tương lai. Chỉ hai năm sau đó, anh từng bước thay đổi cuộc đời mình. Anh nhận ra chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chăm chỉ kiếm tiền để vượt qua những ngày tháng nghèo khó của tuổi trẻ.
Một nhân vật nổi tiếng từng nói: "Người được hưởng may mắn có thể khiến người khác ghen tị. Song những người chiến thắng được vận rủi mới thực sự khiến người đời thán phục".
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng. Song điều đó không có nghĩa bạn không thể đứng dậy trước áp lực bủa vây. Theo thời gian mọi cố gắng sẽ được đền đáp. Những mệt nhọc, đắng cay phải chịu ở hiện tại sẽ thành tấm huy chương cho bạn trong tương lai.
Theo Toutiao