Tài chính

2 tỉnh giống "Việt Nam thu nhỏ" có núi, biên giới, sân bay, cảng biển…, không thuộc diện sáp nhập, có gì đặc biệt?

Tóm tắt:
  • Hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An không sáp nhập do có tiềm năng phát triển lớn.
  • Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng GRDP 9,92% năm 2024, đứng thứ 4 cả nước.
  • Nghệ An có quy mô nền kinh tế hơn 216.943 tỷ đồng, đứng thứ 10 cả nước.
  • Thanh Hóa chú trọng phát triển cảng biển Nghi Sơn, đạt sản lượng 56,27 triệu tấn năm 2024.
  • Nghệ An có nhiều cảng biển và Cảng hàng không Quốc tế Vinh quy mô lớn.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, bên cạnh các địa phương sáp nhập, trong phương án mà Bộ Nội vụ tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét thì có đề xuất một số tỉnh thuộc diện không sáp nhập, sắp xếp lần này.

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ lấy ví dụ, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài yếu tố diện tích tự nhiên, dân số rất lớn, hai tỉnh này sở hữu các yếu tố tiềm năng, lợi thế nội tại đủ lớn, đủ rõ ràng để có thể phát triển cho địa phương và tạo động lực cho cả vùng.

"Hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa đều nằm trong vùng Bắc Trung Bộ. Hai tỉnh này có thể ví như 'Việt Nam thu nhỏ' với đầy đủ vùng núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, đường bộ, cao tốc...", ông Tuấn phân tích.

Với Thanh Hóa, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm (giai đoạn 2021-2024) ước đạt 9,92%, đứng thứ 4 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2024 ước đạt 318.752 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 3.360 USD, gấp 1,52 lần năm 2020.

Đáng chú ý, tốc độ tăng thu nhập bình quân trong giai đoạn 2012-2021 của các địa phương được lấy trung bình từ tốc độ tăng thu thập bình quân đầu người mỗi năm. Theo dữ liệu của Báo cáo Khảo sát mức sống dân cư mới nhất, Thanh Hóa là tỉnh có tốc độ tăng thu nhập bình quân nhanh nhất cả nước trong giai đoạn 2012 - 2023, đạt khoảng 21,84%/năm.

Cùng với đó, Thanh Hóa cũng chú trọng phát triển cảng biển. Theo định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng biển Nghi Sơn đã được quy hoạch là cảng đặc biệt, với chức năng đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, kết nối vùng Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan, vùng phụ cận Thanh Hóa với các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế.

Cảng quốc tế Nghi Sơn được quy hoạch với tổng diện tích 72 ha, trong đó có 16 ha mặt nước. Trong số 9 bến cảng đã được quy hoạch, Công ty TNHH Cảng quốc tế Nghi Sơn đã đầu tư hoàn thiện 6 bến; đồng thời nâng cấp hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác bốc dỡ hàng hóa bao gồm 11 cẩu chân đế, xe nâng hàng, xe cuốc... đối với hàng rời. Với hàng container, công ty cũng đã cài đặt thành công phần mềm 3 hệ thống trục container tự động, bảo đảm giải phóng hàng hóa trong 24 giờ.

Theo thống kê của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, trong năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Thanh Hóa đạt 56,27 triệu tấn. Trong đó, hàng khô và hàng rời chiếm 64,5% với 36,31 triệu tấn; hàng lỏng chiếm 35% với 19,7 triệu tấn; và hàng container đạt 0,27 triệu tấn (tương đương 21.061 TEU).

Với Nghệ An, theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, với tốc độ tăng trưởng đạt 9,01% năm 2024, quy mô nền kinh tế Nghệ An tăng thêm hơn 114.416 tỷ đồng so với năm 2023; đưa tổng quy mô nền kinh tế (theo giá hiện hành) đạt hơn 216.943 tỷ đồng. Theo đó, Nghệ An có quy mô kinh tế lớn thứ 10 cả nước.

Trong đó, quy mô của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt hơn 46.696 tỷ đồng, chiếm 21,52%; khu vực công nghiệp đạt hơn 67.792 tỷ đồng, chiếm 31,25%; khu vực dịch vụ đạt hơn 92.590 tỷ đồng, chiếm 43,69% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt hơn 9.864 tỷ đồng, chiếm 4,55%.

Năm 2024, các tỉnh, thành thuộc top 10 có quy mô GRDP lớn nhất năm 2022 gồm có: TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh và Nghệ An.

Theo Báo cáo Khảo sát mức sống dân cư mới nhất, thu nhập bình quân của TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bắc Ninh và Nghệ An đạt lần lượt là 6,5 triệu đồng; 6,8 triệu đồng; 8,3 triệu đồng; 6,6 triệu đồng; 6,4 triệu đồng; 5,2 triệu đồng; 5,3 triệu đồng; 4,6 triệu đồng; 5,3 triệu đồng; 4 triệu đồng/ tháng.

Trong khi đó, thu nhập bình quân cả nước đạt khoảng 4,3 triệu đồng/tháng. Như vậy, Nghệ An là tỉnh duy nhất thu nhập bình quân thấp hơn mức trung bình nhưng quy mô GRDP thuộc top 10 cao nhất cả nước.

Cùng với đó, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển; trong đó có Cảng Cửa Lò, Cảng cá Cửa Hội, Cảng chuyên dùng xi măng The Vissai tại Nghi Thiết - Nghi Lộc, Cảng xăng dầu DKC chuyên dùng phục vụ xuất nhập khẩu xăng dầu cho tàu lớn đến 49.000 DWT và Cảng Đông Hồi đang được triển khai xây dựng.

Hơn nữa, theo quy hoạch hệ thống Cảng hàng không Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Vinh có quy mô, cấp sân bay 4 E với tổng diện tích 557 ha, công suất thiết kế phục vụ 8 triệu lượt hành khách/năm, lớn thứ 4 trong số 14 cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.