Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục có vai trò vô cùng quan trọng để có một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, khối lượng và cường độ gắng sức trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ biến cố tim cấp tính.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng tập thể dục ở cường độ cao có thể làm tăng một cách nhanh chóng, mặc dù chỉ thoáng qua - nguy cơ ngừng tim đột tử do tim ở những người có bệnh tim tiềm ẩn. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê, trung bình mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 544.000 người đột tử. Tai nạn chết trong khi tập thể dục hoặc trong vòng 24 giờ sau khi tập luyện được gọi chung là "đột tử do thể thao". Dù là thanh niên khỏe mạnh, người đam mê thể thao hay vận động viên chuyên nghiệp, nếu tập thể dục ở cường độ cao đều có khả năng bị đột tử.
Cũng vì thế mà nhiều người chọn bộ môn chạy bộ để rèn luyện sức khỏe vì đây là một trong những cách tập thể dục dễ dàng và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Dù vậy, trước khi chạy, bạn phải hiểu rõ về thể trạng của cơ thể. Nếu mắc một số bệnh không thể tập luyện gắng sức mà vẫn cố gắng một cách mù quáng có thể sẽ gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể, trường hợp nặng thậm chí còn có thể đột tử khi đang chạy.
Ngay khi xuất hiện 2 "tín hiệu" dưới đây khi đang chạy, bạn nên cảnh giác vì có thể một cái chết đột ngột đang rình rập bạn:
1. Tim đập nhanh quá mức
Nhịp đập trái tim là một trong những chỉ số sức khỏe rất quan trọng. Khoa học đã chứng minh rằng tim đập nhanh hơn khi chúng ta chạy bộ.
Thông thường, nhịp tim tối đa khi tập thể dục, chạy bộ của hầu hết đối tượng là 200 bpm (riêng với người trên 60 tuổi là 160 pbm). Nếu nhịp tim cao khi chạy bộ vượt quá mức này, hãy ngừng việc chạy bộ ngay và liên hệ với chuyên gia tim mạch để kiểm tra sức khỏe.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mới bắt đầu chạy chỉ nên chạy ở mức 50 – 75% nhịp tim tối đa. Cường độ luyện tập cũng chỉ nên dừng lại ở mức vừa phải, tránh dẫn đến những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe tim mạch.
2. Chóng mặt đột ngột
Ảnh minh họa: Internet
Khi cơ thể không được truyền đủ máu đến não, tim và các mô cơ thì sẽ có dấu hiệu chóng mặt đột ngột, khó thở... Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo tim mạch đang có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn cũng cần phải ngừng tập luyện ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mặc dù đột tử do thể thao xảy ra đột ngột và bất ngờ nhưng không có nghĩa là không có dấu hiệu báo trước. Do đó, cách tốt nhất để tránh những thảm kịch xảy ra là luôn lắng nghe cơ thể mình để phát hiện ra dấu hiệu và có những phương pháp xử lý kịp thời.
Cách giảm nhịp tim khi chạy bộ an toàn
Trong quá trình thực hiện các hoạt động thể chất, sự tăng lên của nhịp tim là thước đo cho sức khỏe tổng thể của hệ tim mạch. Do đó, việc tập luyện điều chỉnh nhịp tim là một cách hiệu quả để đo mức độ cơ thể bạn làm việc trong khi chạy.
Khi thực hiện chạy bộ, bạn nên lưu ý 3 nguyên tắc dưới đây để tránh làm tăng nhịp tim quá mức và đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Đợi ít nhất 1,5 tiếng sau khi ăn rồi mới bắt đầu tập thể dục.
Ảnh minh họa: Internet
- Khởi động trong vòng 5 phút đến 10 phút rồi tăng dần mức độ hoạt động của bạn, đặc biệt là khi bạn không tập thể dục thường xuyên.
- Tập thể dục với tốc độ ổn định. Duy trì tốc độ cho phép bạn vẫn có thể nói chuyện trong suốt quá trình hoạt động.
Chạy bộ là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng phải đề phòng những rủi ro không đáng có khi tập luyện bộ môn này. Nếu bạn không có sức khỏe ổn định hay đang mắc một số loại bệnh thì nên trao đổi với bác sĩ tim mạch trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục mới.
(Tổng hợp)