Kỹ năng sống

Hỏi: Mẹ và vợ rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai? - Ứng viên nam lựa chọn không cứu ai nhưng cách lập luận thông minh giúp anh được nhận ngay tại chỗ

Tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng ngày càng khốc liệt khi tỷ lệ ứng viên có bằng cấp tăng lên đáng kể. Để lựa chọn được các ứng viên sáng giá, nhiều công ty đặt ra những câu hỏi hóc búa hay các bài toán mẹo để kiểm tra kỹ năng của ứng viên.

Những câu hỏi tình huống này thường không có một đáp án cụ thể bởi mỗi người sẽ các cách suy nghĩ và lập luận khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Việc đặt ra các câu hỏi tình huống như vậy là nhằm đánh giá các kỹ năng mềm hay chỉ số EQ, IQ của ứng viên. Họ yêu cầu nhân viên của mình không chỉ giỏi chuyên môn mà cần nhanh nhạy với mọi vấn đề.

Vì thế, hàng nghìn câu hỏi có 1-0-2 ra đời. Nhiều câu hỏi hài hước, hóc búa và thậm chí là kỳ quặc khiến nhiều ứng viên có thể sẽ lúng túng.

Hỏi: Mẹ và vợ rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai? - Ứng viên nam lựa chọn không cứu ai nhưng cách lập luận thông minh giúp anh được nhận ngay tại chỗ - Ảnh 1.

Cách đây không lâu, Tiểu Bân, một sinh viên vừa chập chững bước vào năm nhất đại học đã hăm hở đi xin việc làm, may mắn là anh chàng đã lọt vào vòng hỏi đáp trực tiếp với nhà tuyển dụng. Tham gia buổi phỏng vấn cùng anh còn 2 đối thủ khác.

Sau khi được hỏi các câu hỏi liên quan đến công việc, vị sếp này đã đưa ra một câu câu hỏi lạ nhằm kiểm tra trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng tại chỗ của các ứng viên:

- Mẹ và vợ cùng rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai trước?

Khi nghe câu hỏi này ứng viên đầu tiên không dấu được sự hoang mang: "Dù cứu ai trước cũng sẽ không phải là phương án hoàn hảo. Câu trả lời nào cũng vi phạm đạo đức làm người! Câu hỏi này không có gì để nói cả... Nó không thực tế". Người phỏng vấn thở dài sau khi nghe đáp án, rõ ràng vị sếp này không thích kiểu trả lời lảng tránh như thế này.

Ứng viên thứ 2 trả lời: “Tôi sẽ cứu mẹ tôi trước, và chữ hiếu sẽ đặt lên hàng đầu. Vợ tuy sẽ sống cùng anh cả đời nhưng em mất đi rồi có thể lấy vợ khác. Còn mẹ, tôi sẽ không bao giờ có được 1 người mẹ thứ 2 như thế”. Người phỏng vấn lắc đầu nói: "Không có gì mới cả".

Đến lượt Tiểu Bân trả lời, anh nói: ''Trong trường hợp này, chọn đứng hẳn về phía vợ thì bất hiếu mà lệch sang mẹ thì lại thành vô tình. Tuy nhiên, rất may mắn là mẹ tôi sẽ cứu con dâu trước khi tôi nhảy xuống. Bởi mẹ biết bơi còn vợ và tôi đều không có khả năng này''. Câu trả lời thông minh và hài hước của Tiểu Bân khiến người phỏng vấn hài lòng gật đầu.

Hỏi: Mẹ và vợ rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai? - Ứng viên nam lựa chọn không cứu ai nhưng cách lập luận thông minh giúp anh được nhận ngay tại chỗ - Ảnh 2.

Khi gặp phải những câu hỏi này nhiều người thường có cách trả lời lảng chánh hoặc cho là điều đó sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng đều nhằm mục đích tìm hiểu về con người bạn.

Vì thế khi đối diện với bất kì câu hỏi nào của nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu rằng trọng tâm của người phỏng vấn không phải là câu trả lời đúng hay sai mà cách bạn lập luận để thể hiện chỉ số EQ, IQ của bạn như thế nào.

Trong một cuộc phỏng vấn, ai chủ động hơn và có khả năng ứng biến sẽ có cơ hội thành công cao hơn. Vì thế khi gặp những câu hỏi này chúng ta chỉ có thể tìm cách thích ứng nhanh và thông minh.

Vì thế hãy mạnh dạn trả lời những câu hỏi lạ, câu hỏi mở. Đây là bài kiểm tra tâm lý phẩm chất của người tìm việc. Dẫu có thể đó là một câu trả lời ''ngớ ngẩn'' nhưng bạn có cách lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình đôi khi đây sẽ lại là đáp án chính xác.

Bên cạnh đó, bạn không nên để lại ấn tượng rập khuôn với các câu hỏi này cho nhà tuyển dụng. Bạn đừng tập chung vào chính câu hỏi mà hãy liên tưởng và mở rộng để có thể lập luận, giải thích cho đáp án của mình.

Đa số những câu hỏi mở thường không có một câu trả lời đúng, chỉ có đáp án hợp lý. Hãy nhớ rằng các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để xác định xem bạn có các kỹ năng cần thiết cho công việc hay không. Hãy suy nghĩ câu trả lời theo cách chứng minh một kỹ năng hoặc điểm mạnh bạn đang có.

Theo Sohu

Cùng chuyên mục

Đọc thêm