- Yara đang triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, chiến lược này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa bà?
- Có mặt tại Việt Nam từ năm 1992, Yara cung cấp sản phẩm phân bón nhập khẩu chất lượng cao, tối ưu cho mùa vụ và lợi nhuận của người nông dân, cải thiện sức khỏe của đất trồng, hạn chế tác hại đến môi trường. Ngoài ra, Yara đang hướng đến kỹ thuật số nông nghiệp, nông nghiệp bền vững và công nghệ cao đem lại nhiều lợi ích và giá trị cho khách hàng và người nông dân, kết hợp với việc tập trung kinh doanh chuỗi giá trị và dịch vụ bền vững tương ứng với chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam của chính phủ giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược chuyển đổi toàn diện sẽ được Yara Việt Nam thực hiện ở hai khía cạnh chính là "Thuê ngoài dịch vụ hậu cần" và "Tối ưu hóa hoạt động thương mại".
Thông qua "Thuê ngoài dịch vụ hậu cần", Yara Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình ít đầu tư vào tài sản cố định với cơ cấu chi phí linh hoạt. Yara Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác với Thorasen – một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần để cung cấp dịch vụ khai thác, gia công và mang đến những dịch vụ tốt hơn cho đối tác, khách hàng và nông dân Việt Nam.
Về "Tối ưu hóa hoạt động thương mại", chúng tôi triển khai ba hoạt động chính bao gồm tái cấu trúc đội ngũ thương mại; tái phân bổ nguồn lực tương ứng với các mục tiêu từng khu vực và mùa vụ, cây trồng; và tái cơ cấu nhân sự và doanh số theo chiến lược kinh doanh mới.
Qua đó, Yara Việt Nam hướng đến một mô hình tổ chức và thương mại gọn gàng, linh hoạt hơn, trong đó doanh số sẽ đến từ phương thức hoạt động mới và các phương pháp trải nghiệm, tương tác khách hàng đa kênh. Công ty sẽ định hình lại nguồn lực thị trường và khu vực hoạt động cũng như mở rộng quy mô kinh doanh chuỗi thực phẩm cùng các cơ hội kinh doanh mới và các hoạt động nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
- Bà có thể nói rõ hơn ý nghĩa của sự chuyển đổi toàn diện với chiến lược phát triển của Yara Việt Nam?
- Yara Việt Nam đang thử nghiệm những ý tưởng mới, tập trung vào thương mại và các dịch vụ bền vững, sử dụng vị thế hiện có của Yara trên thị trường làm nền tảng. Đồng thời, Công ty đặt mục tiêu dẫn đầu ngành nông nghiệp và mở ra một kỷ nguyên thành công mới, thông qua mô hình hoạt động mới, mang lại nhiều cơ hội phát triển cùng lợi nhuận bền vững, bộ máy hoạt động tinh gọn và linh hoạt với việc áp dụng các mô hình kinh doanh tiềm năng.
Yara Việt Nam sẽ tập trung phát triển danh mục kinh doanh cốt lõi, vị thế và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp tại thị trường địa phương, đồng thời thúc đẩy kinh doanh và vận hành ưu việt để giải quyết những điểm chưa hiệu quả, cũng như ưu tiên phân bổ hợp lý nguồn lực tại Việt Nam để giải quyết những biến động của thị trường.
- Trong thời 4.0, chuyển đổi toàn diện không thể thiếu chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số của Yara tại Việt Nam hiện diễn ra như thế nào?
- Chuyển đổi số là mục tiêu dài hơi và cần được đầu tư liên tục. Quá trình này đòi hỏi không chỉ ngân sách đủ lớn, mà quan trọng hơn, chính là yếu tố con người. Thông qua "Tối ưu hóa hoạt động thương mại", Yara Việt Nam mong muốn tìm ra những con người phù hợp nhất với kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số. Chúng tôi cũng không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng cho nhân viên thông qua những khóa học, huấn luyện nội bộ cũng như liên kết với những tổ chức đào tạo chuyên nghiệp bên ngoài.
Hiện nay, Yara Việt Nam đang dần thay đổi cách thức tiếp cận và truyền tải kiến thức với nông dân cũng như hệ thống bán hàng thông qua mạng xã hội, mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Việc phát triển những ứng dụng của riêng mình như Yara CheckIt, Yara Connect, YaraBodega trong thời gian tới nhằm tạo ra một hệ sinh thái Yara bền vững... cũng mở ra nhiều cơ hội để Yara Việt Nam tạo ra nhiều giá trị hơn cho nông dân và hệ thống phân phối.
Các hoạt động tư vấn nông học được tổ chức qua các hình thức trực tuyến, mở rộng các kênh truyền thông nhằm truyền tải các kiến thức nông học tới nông dân nhiều hơn.
Ứng dụng Yara CheckIT giúp nông dân có thể tra cứu các triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây trồng qua hình ảnh, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho mỗi loại bệnh trên các cây trồng khác nhau. Với ứng dụng Yara Connect, đại lý có thể tích điểm thông qua việc quét mã QR code trên bao sản phẩm, giúp Yara có thể tương tác tốt hơn với hệ thống đại lý. Sắp tới, Yara Việt Nam sẽ xây dựng thêm nền tảng tích hợp giúp nông dân đặt hàng, tích điểm, tương tác trực tiếp với hệ thống đại lý, tham khảo quy trình bón phân tối ưu cũng như cảnh báo thời tiết suốt mùa vụ.
- Đối tác và khách hàng của Yara Việt Nam sẽ hưởng lợi gì từ quá trình chuyển đổi toàn diện của đơn vị?
- Quá trình chuyển đổi sẽ được thực hiện để đạt được những mục tiêu và tạo ra những những giá trị thiết thực cho đối tác và khách hàng. Theo đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu của Yara Việt Nam với các danh mục được nhập khẩu từ những nhà máy quy mô lớn của Yara trên toàn cầu. Các sản phẩm mới đưa vào thị trường phải đảm bảo chất lượng cũng như mục tiêu nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
Khía cạnh "tối ưu hóa hoạt động thương mại" sẽ giải quyết và bám sát các tác động của thị trường, tạo điều kiện cho Yara Việt Nam đồng hành với đối tác và khách hàng để cùng nhau phát triển. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến để hỗ trợ đối tác và khách hàng tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, song song với những mục tiêu phát triển bền vững của Yara tại thị trường Việt Nam.
Việc cải thiện dịch vụ hậu cần lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu cao nhất của đối tác và khách hàng.
Như vậy, việc chuyển đổi này của Yara Việt Nam sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho các đối tác chiến lược trong chuỗi cung ứng, cũng như hỗ trợ người nông dân Việt Nam tiếp cận với các phương pháp canh tác hiệu quả, góp phần vào mục tiêu triển khai nông nghiệp bền vững của Chính phủ.
- Kế hoạch tiếp theo của Yara tại Việt Nam là gì?
- Chúng tôi tiếp tục quá trình chuyển đổi số và các hoạt động góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam; Tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm tối ưu; đảm bảo chất lượng cũng như mục tiêu nông nghiệp bền vững tại Việt Nam; Tập trung mở rộng hợp tác và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm, hướng đến một tương lai tích cực đối với khí hậu và môi trường; Đồng hành cùng Chính phủ và người nông dân Việt Nam để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước đi đầu về nông nghiệp trên thế giới như tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ.