Thời sự

Xuất khẩu của một tỉnh vẫn tăng mạnh nhờ nhiều nhóm hàng chính tăng trưởng khả quan

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023, có ba địa phương xuất khấu tăng trưởng dương gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. 

Vĩnh Phúc tăng mạnh nhất (28,7%), sau đó đến Bắc Giang (8,1%) và xuất khẩu của Hải Phòng tăng nhẹ 0,26% so với 6 tháng 2022.

Trong nhóm giảm, xuất khẩu của Thái Nguyên giảm mạnh nhất (hơn 25%), Hà Nội ghi nhận mức giảm ít nhất (3,85%). TP HCM, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai giảm khoảng 19-20%. Phú Thọ giảm 16,7%. 

 

 

 

Kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc vẫn tăng nhờ nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử chỉ sụt giảm nhẹ

Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc đạt 4,89 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 (đạt 3,8 tỷ USD). 4,89 tỷ USD cũng là mức cao nhất xét trong giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2013 đến nay của tỉnh. 

 

Báo cáo kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh cho biết, tính đến ngày 15/6, nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh) ghi nhận sụt giảm nhẹ 0,63% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm dệt may ước đạt 230,8 triệu USD, giảm 9,7% và chiếm 3,32% do suy giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu trong tình hình kinh tế chung.

Tuy nhiên, một số nhóm hàng chính khác vẫn ghi nhận có sự gia tăng so với cùng kỳ: Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng ước tính đạt 1.345,2 triệu USD, tăng 32,68% và chiếm 19,35%; Nhóm hàng xe máy và linh kiện phụ tùng xe máy ước đạt 592,5 triệu USD, tăng 15,61% và chiếm 8,52%; Nhóm linh kiện, phụ tùng ô tô ước đạt 135,13 triệu USD, tăng 21,24% và chiếm 1,94%...

Về nhập khẩu, tính đến 15/6, trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử dự kiến đạt 3.327,2 triệu USD, tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54,06% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng ước tính đạt 984,6 triệu USD, tăng 4,68% và chiếm 16,0%. Nhóm linh kiện phụ tùng ô tô ước đạt 192,4 triệu USD, giảm 35,67% và chiếm 3,13%; nhóm hàng xe máy và linh kiện phụ tùng xe máy ước đạt 72,9 triệu USD, giảm 28,72% và chiếm 1,18%.

Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc cho biết các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy đối mặt với những khó khăn nên phải cắt giảm sản lượng, ảnh hưởng đến nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến ngành ô tô và xe máy. 

Xuất khẩu của TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đều giảm sâu nhất trong nhiều năm

Về TP HCM (chiếm 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2022), 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của TP HCM đạt 19,94 tỷ USD, giảm hơn 20% so với 6 tháng 2022.

Trong giai đoạn 2013 đến nay, đây là lần thứ ba xuất khẩu của TP HCM 6 tháng đầu năm ghi nhận tăng trưởng âm.

 

Một tỉnh ở Đông Nam Bộ cũng có thế mạnh về xuất khẩu là Bình Dương, lần thứ ba xuất khẩu tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm xét giai đoạn 2013 đến nay.

Mức 14,75 tỷ USD thấp hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2022 và 6 tháng 2021, nhưng cao hơn so với 6 tháng các năm từ 2020 trở về trước. Số liệu cho thấy xuất khẩu 6 tháng 2022 và 6 tháng 2021 của Bình Dương tăng cao đột biến.

 

 

Với Đồng Nai, xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2023 đạt 10,4 tỷ USD, giảm 19,6%, đây là mức giảm sâu nhất kể từ 2013. Xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế của Đồng Nai. Năm 2023, theo kế hoạch của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 8-8,5% so với năm 2022 (đạt khoảng 26,55 tỷ USD đến 26,68 tỷ USD).

Như vậy, nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai mới đạt 39,1% so với kế hoạch 26,55 tỷ USD.

 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm