“Đông tiến” – xu thế không thể đảo ngược
“Sản phẩm tại các tỉnh lân cận sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu nhà ở của Hà Nội. Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 203.000 căn hộ từ năm 2024 đến sau 2026. Cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm giá cả phải chăng và tiện ích đa dạng là những yếu tố thành công then chốt”.
Nhận định trên được chuyên gia từ Savills đưa ra khi đánh giá về cơ hội của thị trường bất động sản ven đô, trong bối cảnh nguồn cung nhà ở Hà Nội đang ngày càng eo hẹp.
Riêng với phân khúc biệt thự, liền kề, ông Matthew Powell, Giám Đốc Savills Hà Nội cho rằng, nguồn cung nội đô vẫn đang thấp. Đây là cơ hội tốt cho các nguồn cung mới với mức giá hợp lý.
Không phải sang năm 2024, câu chuyện nguồn cung nhà ở tại Hà Nội mới nóng lên. Đây là hệ quả cộng hưởng từ nhiều yếu tố: Quỹ đất không còn nhiều; chi phí đầu vào đắt đỏ (thuế đất, giải phóng mặt bằng,…); các dự án khó có thể hoàn thiện pháp lý để đưa sản phẩm ra thị trường;…
Trong bối cảnh đó, thay vì việc chỉ “chăm chăm” phát triển dự án ở nội đô, nhiều chủ đầu tư đã phải “xoay bài”, chuyển sang chiến thuật gia tăng vết dầu loang, tìm đến các thị trường ven đô, có vị trí gần Hà Nội, kết nối giao thông thuận tiện và các yếu tố nền tảng tốt: Kinh tế, dân cư, thu nhập,… để tính kế lâu dài.
Sau hơn 10 năm dồn sức cho khu Tây nhưng thành tựu chưa như mong đợi. Cả trục đại lộ Thăng Long cơ bản thất thủ và phần lớn các dự án chỉ có thể vươn xa không quá khu Thiên Đường Bảo Sơn (An Khánh, Hoài Đức). Nhiều chủ đầu tư đã mạnh dạn tính chuyện “vượt sông” và bắt đầu thu quả ngọt.
Khu Đông sẽ “bung lụa”
Theo báo cáo của Statista, dự kiến đến năm 2030, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt mức hơn 50 triệu người. Trong đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là 10,1% giai đoạn 2016 - 2021, mức cao nhất Đông Nam Á. Với các đô thị lớn như Hà Nội, “cái rốn” hút người giàu sẽ đóng góp một “nguồn cung” đáng kể tầng lớp trung lưu trong thời gian tới. Cùng với đó, các yêu cầu về không gian sống cũng sẽ ngày càng được nâng cao.
Ông Matthew Powell nhận định, bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ, nhất là sau dịch Covid-19, người dân ngày càng có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao. Hà Nội cũng không khác gì so với thế giới khi thị trường cũng đang có xu hướng mở rộng ra các vùng ven.
Theo các chuyên gia, một lý do khác khiến phân khúc nhà liền thổ được nhiều người tin chọn, đó là bởi tính khan hiếm, bền vững và khả năng gia tăng giá trị. Ngoài ra, phần đa người Việt vẫn có tâm lý mong muốn sở hữu nhà đất, khi vừa thuận tiện trong các giải pháp kinh tế (dễ thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế), vừa là kênh cất giữ tài sản an toàn. Cùng với đó, khi các đòi hỏi về không gian sống, chất lượng sống ngày càng cao, nhà liền thổ trong các khu đô thị được quy hoạch bài bản, dịch vụ tiện ích phong phú sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Ghi nhận từ các thành viên thị trường, điểm chung đó là, nếu khoảng hơn 10 năm trước, khu Đông vẫn còn khiến nhiều người e dè vì tâm lý “ngăn sông, cách chợ”, thì nay, với việc kết nối thuận tiện, đây lại đang là khu vực đón sóng dịch chuyển đô thị tốt nhất của Thủ đô. Đến nay, sau một thời gian dài tích luỹ, khu Đông (gồm các quận Gia Lâm, Long Biên) và vùng giáp ranh: Văn Lâm (Hưng Yên) đang là các điểm đến yêu thích của các nhà tạo lập, đồng thời, mang đến nhiều hơn cơ hội cho nhà đầu tư Thủ đô, những người vốn rất “tin yêu” vào bất động sản.
Các dự án đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư thời gian qua có thể kể đến như Economy City, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Riverside, Ecopark, …
Thông tin tham khảo: https://economycity.com.vn/