Đóng cửa, VN-Index tăng 5,17 điểm (0,49%) lên 1.060,62 điểm, HNX-Index tăng 3,06 điểm (1,42%) đạt 218,04 điểm, UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,37%) lên 83,1 điểm.
VN-Index bất ngờ lội ngược dòng và rút chân tăng hơn 5 điểm khi đóng cửa dù trước đó gần như phần lớn thời gian mã này giao dịch trong vùng giá đỏ, thậm chí có thời điểm chỉ số giảm hơn 18 điểm.
Động lực hồi phục cuối phiên đến từ nỗ lực kéo xanh của nhóm vốn hóa lớn, điển hình như BID tăng 3,6% lên 77.600 đồng/cp, GAS (+2,8%), HPG (+2,4%), VCB (+0,6%), ... Bên cạnh đó, VIC hồi phục về giá tham chiếu dù có thời điểm bị bán về giá sàn cũng phần nào cải thiện điểm số cho thị trường chung. Trong khi đó, VRE vẫn đóng cửa trong sắc xanh lơ, VHM giảm 6,2% về 39.200 đồng/cp, MSN mất 5,9% thị giá, dừng tại 57.800 đồng/cp.
Tại nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, LPB bật tăng trần lên 15.300 đồng/cp. Dù không tăng hết biên độ, nhiều mã ngân hàng đã giao dịch khởi sắc hơn trong phiên hôm nay, điển hình như VIB tăng 4,3%, BID (+3,6%), EIB (+3,5%), SHB (+2,5%), NAB (+2,3%), ACB (+2,1%), STB (+2,1%), ...
Tương tự, một số cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ cũng có sự hồi phục đáng kể như CEO, DIG, DXG đóng cửa trong sắc tím trần. L14 tăng 7,2% lên 38.900 đồng/cp, HDC, HTN, PDR, VGC, NLG, CII, LDG, QCG tăng trên 2%.
Thanh khoản thị trường có sự cải thiện so với phiên sáng khi lực cầu bắt đáy nhẹ chủ động nhập cuộc khi VN-Index rơi về các ngưỡng hỗ trợ mạnh. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.600 tỷ đồng, tương đương triệu gần 818 đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Giá trị khớp lệnh trên HOSE đạt gần 12.400 tỷ đồng, giảm 46% so với phiên trước và thấp hơn 8% so với giá trị trung bình trong 1 tháng gần đây.
Tính đến 13h30, VN-Index giảm 10,63 điểm (1%) về 1.044,82 điểm, VN30-Index giảm 8,64 điểm (0,81%) còn 1.056,31 điểm.
Thị trường nới rộng đà giảm trong phiên chiều nay khi VN-Index có thời điểm rơi về dưới ngưỡng 1.045 điểm. Ở rổ VN30, VRE và VHM hiện giảm kịch sàn, trong khi VIC giảm 5,53% còn 39.300 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,9 điểm (0,56%) về 1.049,55 điểm, HNX-Index tăng 0,82 điểm (0,38%) lên 215,8 điểm, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,05%) xuống 82,75 điểm.
Dưới áp lực bán duy trì đến cuối phiên, VN-Index đã không thành công trong việc giữ mốc 1.050 điểm. Dừng phiên sáng, chỉ số chính sàn HOSE giảm 5,9 điểm về 1.049,55 điểm. VHM, VIC, VRE, cùng với MSN, SAB, CTG, BCM, VCB là những gánh nặng chính của thị trường phiên sáng nay. Chiều ngược lại, nỗ lực gồng đỡ đến từ các cổ phiếu LPB, HPG, GAS, ACB, MBB.
Chuyển động ngành bất động sản ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường trong phiên sáng nay, trong đó chủ yếu đến từ giao dịch tiêu cực của cổ phiếu "họ Vin". VRE gần chạm giá sàn khi giảm 6,7% còn 22.950 đồng/cp, VHM và VIC giảm lần lượt 6,6% và 4,2%.
Cổ phiếu chứng khoán diễn biến phân hóa với HAG, APG, VCI, VDS, SHS, SSI, HCM, MBS duy trì sắc xanh, trong khi CTS, ORS, EVS, VIX, ... dừng phiên sáng trong sắc đỏ.
Nhóm ngân hàng giữ nhịp khá tốt trong phiên sáng nay với hầu hết các mã ghi nhận tăng điểm. LPB dẫn đầu đà tăng với tỷ lệ 6,3% lên 15.200 đồng/cp, theo sau là MSB (+2,5%), VIB (+2,3%), NVB (+2%), ACB (+1,9%), SHB (+1,5%), ...
Thanh khoản thị trường ghi nhận suy giảm trong phiên sáng nay, với khối lượng giao dịch cả phiên đạt 317,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 6.020 tỷ đồng. Trong đó giá trị khớp lệnh trên HOSE chưa đến 4.700 tỷ đồng, giảm 65% so với phiên trước.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 6,36 điểm (0,6%) về 1.049,09 điểm, VN30-Index giảm 4,49 điểm (0,42%) xuống 1.060,46 điểm.
VN-Index nới rộng đà giảm sau 10h30, chỉ số có thời điểm chạm mốc 1.045 điểm, tuy nhiên lực cầu giá thấp tại vùng này được kích hoạt giúp chỉ số không giảm quá sâu. Cùng với VIC và VHM, cổ phiếu MSN gây áp lực lên thị trường khi giảm kịch sàn về 57.200 đồng/cp. Thanh khoản thị trường ở mức thấp khi tính đến hiện tại tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường chỉ hơn 5.100 tỷ đồng.
Tính đến 10h25, VN-Index giảm 3,35 điểm (0,32%) xuống 1.052,1 điểm, VN30-Index giảm 2,11 điểm (0,2%) về 1.062,84 điểm.
Về giữa phiên sáng, VN-Index chưa thể lấy lại sắc xanh nhưng độ rộng thị trường nghiêng dần về bên mua. Trên HOSE ghi nhận 209 mã xanh, 176 mã đỏ và 76 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, tỷ lệ số mã giảm/tăng trên HNX là 78/41.
Ngoại trừ bộ đôi VIC, VHM, nhiều cổ phiếu bất động sản đang cho tín hiệu hồi phục như CEO (+3,2%), DIG (+2,8%), DXG (2,5%), L14 (+1,9%), ITA (+0,8%), TCH (+0,8%), ...
Tính đến 9h25, VN-Index giảm 4,84 điểm (0,46%) về 1.050,61 điểm, HNX-Index tăng 0,49 điểm (0,23%) lên 215,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,07%) lên 82,85 điểm.
Sau phiên giảm sâu trước đó, VN-Index mở cửa trong trạng thái tích cực ngay đầu phiên sáng nay khi tăng hơn 5 điểm. Nỗ lực hồi phục này được dẫn dắt bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, ACB, LPB, FPT, ...
Tuy nhiên tâm lý hưng phấn không kéo dài khi VN-Index quay lại vùng giá đỏ chỉ trong vài phút sau đó. Áp lực bán dần chi phối thị trường với sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện.
Theo quan sát, bộ đôi cổ phiếu "họ Vin" là VIC và VHM tiếp tục là hai tội đồ lớn nhất thị trường khi lấy đi tổng cộng hơn 4 điểm của VN-Index. Cổ phiếu VHM đang giao dịch quanh 40.500 đồng/cp, tương đương vùng đáy hồi cuối tháng 2. Trong khi đó, nhịp chỉnh sâu kéo dài khiến giá cổ phiếu VIC xuống đáy 6 năm, thị giá hiện tại quanh 40.750 đồng/cp.
Cổ phiếu của các công ty chứng khoán sau phiên bán mạnh hôm qua đã phục hồi trở lại, nhiều mã đang giao dịch trong sắc xanh, điển hình như HAC tăng 4,7% lên 9.000 đồng/cp, theo sau là SHS (+2%), APS (+1,6%), MBS (+1,1%), ORS (+0,7%), HCM (+1,5%), ...
Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên 26/10 khi trường lo lắng về kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp. Đà giảm diễn ra bất chấp việc GDP quý III của Mỹ tăng vượt kỳ vọng của các nhà phân tích.
S&P 500 giảm 1,18% và chốt phiên với 4.137 điểm, trong khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 252 điểm, tương đương 0,76%, xuống còn 32.784 điểm. Nasdaq Composite hiện đã chính thức nằm trong vùng điều chỉnh khi giảm hơn 10% so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 7.
Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.
Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.
Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.
Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.
Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.