Doanh nghiệp

Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu hơn 64.000 tỷ đồng

Ngày 26/4, Vinamilk tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk cho biết công ty đặt mục tiêu doanh thu cho năm nay là 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế 12.000 tỷ đồng, tương đương 105% và 93% so với năm 2021.

Mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022 là 3.850 đồng mỗi cổ phiếu, khá cao so với thị trường. Tổng mức chi trả tương đương 83% lợi nhuận sau thuế.

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng nêu trên, công ty lập kế hoạch duy trì thị phần dẫn đầu trong nhiều ngành hàng, tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế, quy mô doanh số, hệ thống phân phối, các nhà máy và trang trại, song song theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Đại diện tập đoàn nhấn mạnh, các yếu tố này tạo nền móng vững chắc cho sự bứt phá giai đoạn 2022-2026.

Bên cạnh đó hãng tập trung chiến lược cao cấp hóa sản phẩm với giá trị cộng thêm trên mỗi sản phẩm. Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2021, Vinamilk mở rộng hệ thống phân phối, đầu tư cho kênh Giấc mơ Sữa Việt (gồm cửa hàng và kênh bán hàng trực tuyến), dự kiến có thể đạt mốc 1.000 cửa hàng trong 2-3 năm tới.

Toàn cảnh đại hội. Ảnh: Quỳnh Trần

Đại hội cổ đông năm nay được Vinamilk tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/4. Ảnh: Quỳnh Trần

Từ nay đến 2026, "ông lớn" ngành sữa tập trung các dự án trọng điểm: dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối sản phẩm thịt bò liên doanh với đối tác Nhật Bản quy mô đến 500 triệu USD; Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu; xây dựng tổ hợp nhà máy sữa phía Bắc và trang trại bò sữa Lao-Jargo.

Về dài hạn, chiến lược phát triển của Vinamilk hướng đến 4 mũi nhọn: phát triển sản phẩm và trải nghiệm người dùng, đầu tư R&D; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững; khởi tạo cơ hội kinh doanh tại thị trường mới thông qua hình thức M&A, liên doanh, đầu tư cho các dựa án mạo hiểm, khởi nghiệp về tiêu dùng nhanh, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ; thu hút nhân tài, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo.

Giải đáp thắc mắc của các cổ đông chiến lược thúc đẩy hành vi tiêu dùng, bà Mai Kiều Liên cho biết tỷ lệ sử dụng sữa tại Việt Nam hiện thấp hơn so với khu vực vì không có truyền thống uống sữa, trước năm 1975 cung không có ngành công nghiệp chăn nuôi, chế biến sữa. Nhiều năm qua, với sự góp sức của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Vinamilk, mức tiêu thụ tăng đáng kể 2,5 lần. Để tăng sức mua người dùng, công ty tập trung vào việc tăng năng lực sản xuất và cung cấp giải pháp dinh dưỡng với chất lượng phù hợp thể trạng người Việt, kết hợp truyền thông đa kênh, đẩy mạnh Sữa học đường nhằm tăng mức tiêu thụ sữa.

"Tổng doanh thu ngành sữa năm 2025 có thể đạt 136.000 tỷ đồng, riêng Vinamilk dự kiến đạt 86.000 tỷ đồng", bà Mai Kiều Liên cho biết.

Nhóm sản phẩm cao cấp, như organic ra mắt vào 2019, hiện được người dùng đón nhận, có nhóm khách hàng trung thành. Tổng giám đốc phân tích, mặt hàng này kén người mua, giá cao, cần có thời gian chuyển biến hành vi. Bà nhận định: "Khi kinh tế phát triển, thị trường chín muồi, nhóm sản phẩm cao cấp sẽ thành nhu cầu tất yếu và đạt xu hướng tăng trưởng bền vững. Việc ra mắt các nhãn hàng này là bước chuẩn bị cho tương lai không xa".

Một số cổ đông thắc mắc giá cổ phiếu không tương xứng so với năng lực kinh doanh công ty, bà Mai Kiều Liên phân tích giá cổ phiếu có thể lên hoặc xuống tùy vào nhà đầu tư. Vinamilk không có dự định mua cổ phiếu quỹ mà tập trung vào phát triển bền vững, tăng trưởng kèm theo lợi nhuận, doanh thu.

Ngành sữa hiện đã bão hòa? Nữ tổng giám đốc phủ định ý kiến này. Bà nhấn mạnh mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam rất thấp so với khu vực. Ngoài ra, lợi thế tạo khả năng tăng trưởng cho ngành sữa và cả Vinamilk nằm ở các vấn đề cốt lõi: khi GPD tăng trưởng, mức sử dụng ngành sữa sẽ tăng theo; mỗi năm có một triệu trẻ em ra đời; thứ 3, dân số chuyển đổi và tăng trưởng thêm. Đây là lý do, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vào 2025.

Theo bà Mai Kiều Liên, năm qua ngành sữa ảnh hưởng nặng vì người dùng bị ảnh hưởng thu nhập, họ ưu tiên nhu cầu thực phẩm hàng ngày hơn các sản phẩm dinh dưỡng. Thêm vào đó, giá vật liệu của 2021 tăng rất cao nhưng hãng nỗ lực không tăng giá, có nhiều hoạt động đồng hành chống dịch. Hiện chuyển đổi từ kênh truyền thống sang hiện đại là xu hướng tất yếu, đơn vị cũng sẽ tập trung mạnh vào thương mại điện tử, học hỏi các mô hình lớn trên thế giới.

"Chúng tôi rất mong muốn niêm yết ở nước ngoài nhưng hiện chưa có kế hoạch cụ thể, trong tương lai nếu có điều kiện thuận lợi sẽ là hướng đi tốt cho Vinamilk", bà Bà Lê Thị Băng Tâm trả lời cổ đông.

Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của công ty lần đầu vượt mốc 60.000 tỷ đồng, đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu thuần xuất khẩu đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% cùng kỳ; doanh thu thuần các công ty con ở nước ngoài 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020.

Bà Mai Kiều Liên công bố về tình hình kinh doanh năm qua. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Mai Kiều Liên công bố về tình hình kinh doanh năm qua. Ảnh: Quỳnh Trần

Đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò sữa của Vinamilk do khan hiếm nguyên liệu đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, hoạt động thu mua sữa tươi gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài... Tuy nhiên, vùng nguyên liệu sữa tươi vẫn phát triển, đạt 380.000 tấn trong năm 2021 - cao nhất từ trước đến nay. Tổng đàn khai thác ghi nhận hơn 160.000 con.

Năm 2021, Vinamilk đã triển khai lắp đặt năng lượng mặt trời trên tất cả trang trại và nhà máy. Tiếp tục đẩy mạnh vận dụng kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao đi đôi với phát triển bền vững. Hệ thống trang trại sinh thái Green Farm hoạt động hiệu quả, chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Kế hoạch đầu tư máy móc hoàn thành cơ bản, gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Quá trình chuyển đổi số được tập đoàn đẩy nhanh, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống hỗ trợ quản trị, quản lý và làm việc trực tuyến như E-office, chữ ký số... Về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Vinamilk đóng góp hơn 60 tỷ đồng gồm tiền mặt, sản phẩm và hỗ trợ khác để chung tay cùng Chính phủ, hỗ trợ cộng đồng vượt qua đại dịch.

Đại hội đồng cổ đông Vinamilk cũng đã ra mắt 10 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2026, với một thành viên mới tham gia là Ông Nguyễn Hạnh Phúc.

Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2026.  Ảnh: Quỳnh Trần

Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2026. Ảnh: Quỳnh Trần

Năm 2021 đánh dấu cột mốc 45 năm thành lập công ty với nhiều kết quả đạt được như: đại diện duy nhất khu vực Đông Nam Á vào Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu với giá trị thương hiệu 2,4 tỷ USD theo Brand Finance. Công ty được xếp hạng 36 trong Danh sách các công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu theo báo cáo của Plimsoll.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Người vay mua nhà gặp khó

Nhiều người có nhu cầu vay mua nhà để ở đang lo lắng vì lãi suất nhích lên và điều kiện vay cũng khó hơn trước do chủ trương siết tín dụng bất động sản.

Thông quan trở lại cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Vào 8h ngày 26/4, Cửa khẩu Bắc Luân 2 (Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức được mở cửa thông quan hàng hóa trở lại sau 2 tháng bị tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

ĐHCĐ Vinamilk: Ngành sữa còn nhiều dư địa phát triển, Vinamilk đẩy mạnh các dự án lớn

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-mã cổ phiếu: VNM) diễn ra sáng nay (26/4/2022), lãnh đạo Vinamilk khẳng định thời gian tới sẽ đẩy mạnh các dự án lớn. Cụ thể sẽ có 4 dự án lớn phục vụ cho mục tiêu kép là củng cố vị thế ngành sữa và mở rộng hoạt động kinh doanh.

ĐHĐCĐ Đạm Cà Mau: Muốn đầu tư kho cảng chiến lược tại nhiều tỉnh miền Tây và Tây Nguyên, cổ tức năm sau có thể lên 2.000 đồng/cp

ĐHĐCĐ thường niên của DCM chủ yếu trả lời cổ đông về việc đặt kế hoạch năm 2022 ở mức thận trọng, thấp hơn nhiều so với kết quả quý I vừa đạt được và vấn đề về cổ tức khi năm 2021 vừa qua doanh nghiệp đã báo lãi kỷ lục hơn 1.800 tỷ đồng.

Phân khúc nhà giàu: "Cháy hàng" trên thị trường sơ cấp, chật vật thanh khoản trên thị trường thứ cấp

Những căn biệt thự, liền kề ven đô Hà Nội bỗng trở thành phân khúc được săn đón trên thị trường sơ cấp dù sở hữu mức giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Thế nhưng, trên thị trường thứ cấp, để bán được căn biệt thự hay liền kề với giá trị lớn lại không hề dễ dàng.

ĐHCĐ MBS: Tự tin hoàn thành kế hoạch lãi 1.100 tỷ đồng, nỗ lực trở lại top 5 thị phần môi giới chứng khoán

Tại đại hội, MBS đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 2.676 tỷ đồng lên tối đa 3.806 tỷ đồng, tương ứng phát hành thêm xấp xỉ 113 triệu cổ phiếu theo phương án phát hành cổ phiếu chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu và chào bán tăng vốn cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp.

Nữ môi giới quản lý 1.800 tài khoản khách hàng: Khi VN-Index 1500 điểm rất khó tìm mã có lợi nhuận lớn hơn 50%, nhưng thị trường hiện tại cơ hội nhân đôi rất nhiều

Đối mặt với áp lực của thị trường, của khách hàng, nhưng trên Facebook cá nhân, chị Trang Hoàng vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và tin rằng, chỉ cần lạc quan sẽ nhìn ra được cơ hội trong khủng hoảng.