Chưa đầy hai năm trước, giữa đợt dịch COVID-19 mỗi lít xăng Việt Nam chỉ hơn 11.000 đồng. Sau hai năm, mức giá đã tăng gần gấp ba, tiến sát ngưỡng 30.000 đồng.Bên kia bán cầu, người dân Vương quốc Anh cũng chứng kiến giá xăng tăng kỷ lục, 1,67 pound (tương đương 50.000vnđ). Lý giải một phần cho mức giá này xung đột giữa Nga và Ukraine, dẫn đến khan hiếm nguồn cung xăng dầu và tăng giá xăng dầu thành phẩm. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu giá xăng của hai nước, thì giá xăng thành phẩm chỉ chiếm một phần ba hoặc một nửa giá xăng bán ra, phần còn lại đến từ các loại thuế phí được áp lên xăng dầu
Ở Việt Nam, mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng phải cõng hơn 40% là thuế, phí và được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 l là 8%), thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng.
Tại Anh, theo số liệu mới nhất từ RAC, các mức thuế phí thậm chí cộng lại cao sấp sỉ mức xăng thành phẩm. Thực tế, nếu chỉ xét xăng thành phẩm không bao gồm hàm xăng sinh học (chiếm 6,3% tổng mức giá), thì mức thuế phí 34,9% còn cao hơn tỉ trọng giá xăng mua sỉ 33,2%. Mức thuế VAT áp lên xăng dầu cũng chiếm một phần lớn trong hầu bao người mua xăng, chiếm đến 16,7% giá xăng.
Trong tất cả con số này, biên lợi nhuận và phí vận chuyển thực ra lại khá thấp. Ở Việt Nam, lợi nhuận và chi phí vận chuyển chỉ chiếm khoảng 5% giá bán ra, ở Anh, con số này là 8,5%, trong đó 7,5% là lợi nhuận.