Tài chính

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn

Với 6 năm triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hoạt động chuyển đổi chiến lược, VIB đã bước đầu đạt được những cột mốc quan trọng của hành trình trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Dưới đây là những điểm quan trọng trong tài liệu đã gửi cho các cổ đông gần đây của VIB.

Lợi nhuận tăng 15 lần sau 6 năm chuyển đổi, đạt mức tăng bình quân 57%/năm

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 1.

Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm, 2016-2022. Nguồn: BCTC, 2016-2022

Việc tập trung cao độ vào ngân hàng bán lẻ đã giúp VIB tạo lợi thế quy mô. Các mô hình kinh doanh về cho vay ô tô, cho vay mua nhà, thẻ tín dụng... đã phát huy hiệu quả giúp ngân hàng dành được thị phần hàng đầu ở nhiều phân khúc bán lẻ.

Chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm giúp VIB thu hút và phục vụ trên 4 triệu khách hàng và ngày càng gia tăng sự gắn kết với khách hàng.

Kết quả tích cực của năm 2022 đã đóng góp vào hiệu quả tổng thể trong 6 năm chuyển đổi (2017-2022), đưa VIB trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng quy mô tài sản, tăng trưởng doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả và kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Lợi nhuận của VIB đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57% mỗi năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua.

Tăng trưởng quy mô hàng đầu 

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 2.

Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu của VIB so với Top 10 ngân hàng niêm yết, 2017-2022. Nguồn: Finpro, BCTC các ngân hàng

Với nền kinh tế Việt Nam thuộc nhóm năng động nhất thế giới, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng và dịch vụ tài chính gia tăng mạnh mẽ trong những năm qua đã tạo điều kiện cho các ngân hàng bán lẻ như VIB duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong 6 năm qua và nhiều năm tới.

Hiệu quả kinh doanh bền vững

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 3.

Hiệu quả kinh doanh của VIB so với Top 10 ngân hàng niêm yết, 2017-2022. Nguồn: Finpro, BCTC các ngân hàng

VIB là ngân hàng có tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm hơn 90% tổng danh mục cho vay. Lợi thế tập trung vào bán lẻ, song song với tính hữu hiệu của mô hình vận hành đã giúp nhà băng duy trì ROE trên 30% liên tiếp trong ba năm liền.

Tỷ lệ chi trả cổ tức hấp dẫn

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 4.

Tỷ lệ chi trả cổ tức của VIB qua các năm. Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017-2022

ROE thuộc nhóm cao nhất thị trường, VIB duy trì mức chi trả cổ tức ở nhóm cao hàng đầu với 40% năm 2020, 35% năm 2021 và dự kiến 35% năm 2022. Trong 3 năm gần nhất, do yêu cầu của NHNN nên VIB không trả cổ tức tiền mặt. Trong tài liệu gửi cổ đông, HĐQT đề xuất cổ tức năm 2022 được trả 15% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Lãnh đạo nhà băng kỳ vọng bắt đầu từ năm 2023 sẽ xây dựng chính sách cổ tức để có thể chi trả cổ tức tiền mặt hàng năm cho cổ đông.

Ngân hàng có rủi ro tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 5.

Dư nợ của VIB, 2017-2022. Nguồn: BCTC VIB

VIB là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bán lẻ trên tổng dư nợ lên đến 90%. Trong tổng dư nợ bán lẻ, có đến 91% là có tài sản đảm bảo, phần còn lại chủ yếu là cho vay thẻ tín dụng. Ngân hàng hầu như không có trái phiếu doanh nghiệp, với tỷ lệ chưa đầy 1% tổng dư nợ.

Nhờ đó, trong 5 năm liền, tỷ lệ chi phí dự phòng trên dư nợ của VIB chỉ bằng 30%-50% của trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp VIB đạt hiệu quả lợi nhuận tốt và ROE cao.

Ngân hàng được xếp hạng ở nhóm cao nhất ngành

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 6.

Ngân hàng uy tín nhóm 1 theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước

VIB nhiều năm liền được xếp hạng ở nhóm cao nhất bởi NHNN, dựa theo các tiêu chí về vốn, lợi nhuận, chất lượng tài sản, chất lượng thanh khoản và quản lý độ nhạy.

Tiên phong đi đầu xu thế thẻ và công nghệ

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 7.

Đăng kí thẻ tín dụng trên MyVIB 2.0

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 8.

Vie - Chuyên gia tài chính ảo AI của VIB

Kế hoạch kinh doanh 2023: nối tiếp đà tăng trưởng bền vững

VIB: Hiệu quả kinh doanh top đầu, ĐHĐCĐ dự kiến duyệt kế hoạch cổ tức và tăng vốn - Ảnh 9.

6 năm đầu của giai đoạn chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026) tại VIB đã ghi nhận những cột mốc quan trọng trên hành trình trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong tài liệu gửi ĐHĐCĐ, HĐQT VIB đã nêu rõ mục tiêu của giai đoạn 5 năm 2022-2026, bao gồm: thu hút 10 triệu khách hàng; đạt tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) 20%-30%/năm, từ đó gia tăng bền vững vốn hóa thị trường cho cổ đông.

Lãnh đạo VIB tin tưởng rằng, với những sáng tạo, sáng chế và sự bền bỉ trong các hoạt động chuyển đổi trên diện rộng, cùng với mô hình vận hành xuất sắc, văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực và tâm huyết, VIB sẽ đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2023 và hoàn thành mục tiêu chuyển đổi 10 năm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm