Doanh nhân

Vì sao ông Hoàng Nam Tiến rời FPT Telecom để làm Phó Chủ tịch Đại học FPT?

Vì sao ông Hoàng Nam Tiến rời FPT Telecom để làm Phó Chủ tịch Đại học FPT? - Ảnh 1.

Tại Podcast "Tạo đột phá từ những quyết định ngược lối" của chương trình Vietsuccess Growth phát sóng mới đây, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Đại học FPT chia sẻ lý do vì sao bản thân lại rời FPT Telecom để làm Phó Chủ tịch Đại học FPT.

Theo ông Tiến, lý do đầu tiên là vì truyền thống gia đình.

Phó Chủ tịch Đại học FPT cho biết, cha ông là một vị tướng, ngoài việc cầm quân đánh giặc, còn là một nhà giáo xuất sắc. Hơn nữa, cha của ông là một trong những nhà lãnh đạo của Học viện Quốc phòng, ngày xưa gọi là Học viện Quân sự cao cấp.

Kể về cha của mình ông Tiến cho biết thêm, ông là một nhà nghiên cứu, đã viết rất nhiều quyển sách kinh điển cho quân đội, trước khi về hưu là Cục trưởng Cục Khoa học quân sự. Đó là lý do vì sao ông Tiến chọn chuyển sang mảng giáo dục.

Thứ hai là mong muốn của bản thân doanh nhân này.

Ông Tiến nói: “Trước năm 20 tuổi, chúng ta hãy làm bất kỳ điều gì mà chúng ta thích, đến năm 30 tuổi thì cố gắng đi làm và làm sao tìm được một ông sếp thật là tốt, người dẫn dẫn lối cho mình. Đến năm trước 40 tuổi thì cố gắng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Trước năm 50 tuổi thì phải làm được gì đó cho cuộc đời này và trước 60 tuổi thì hãy chia sẻ những gì mà mình có được".

Phó Chủ tịch Đại học FPT năm nay 54 tuổi, nên ông Tiến đang thực hiện những gì mình muốn là được chia sẻ đến mọi người.

Điều thứ ba ông Tiến chia sẻ do bản thân là người đọc nhiều sách, đi học rất nhiều. Ông Tiến kể ngay từ bé cũng do ảnh hưởng gia đình ông đã đọc rất nhiều sách, lớn lên, ngoài chuyện đi làm ở FPT 30 năm thì cứ một vài năm sẽ đặt mục tiêu phải đi học.

Ông Tiến chia sẻ rằng bản thân đã đi học rất nhiều trường có tiếng trên thế giới ở Pháp, Mỹ và hiện tại Nhật Bản, ngoài ra còn rất nhiều các khóa ngắn hạn khác. Điều này là thể hiện của niềm đam mê tri thức của cựu Chủ tịch FPT Telecom.

Phó Chủ tịch Đại học FPT cũng cho biết thêm bản thân đã bắt đầu việc làm giáo dục từ cách đây hơn 10 năm, ông tự cam kết với bản thân mỗi năm phải dành ra 100 tiếng đồng hồ để đi dạy.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm