Tài chính

Vì sao Australia hành động khác biệt với NHTW các nước lớn trên thế giới?

Australia đưa ra động thái khác biệt hoàn toàn với các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới, Australia trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trong nhóm các nước phát triển không đi theo xu thế nâng lãi suất mạnh tay.

Hôm nay, Ngân hàng Dự trữ Australia chỉ nâng nhẹ lãi suất ¼ điểm phần trăm.

Lợi suất trái phiếu và đồng nội tệ Australia sụt mạnh sau khi Ngân hàng Dự trữ Australia nâng lãi suất tiền mặt lên 2,6%, kết quả mà rất ít chuyên gia dự báo đúng. Thống đốc Ngân hàng Dự trữ - ông Australia Lowe như vậy đã vẫn giữ nguyên cam kết của mình trong việc thắt chặt chính sách dù rằng vào tháng trước ông đã phát đi thông điệp về việc sẽ hãm đà nâng lãi suất.

Ngân hàng Dự trữ Australia, ông Gareth Aird, nhận xét: “RBA đã đi ngược xu thế của nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới. Tỷ lệ tiền mặt hiện giờ đang bị hạn chế”.

Các nhà hoạch định chính sách Australia phải cẩn trọng bởi các hộ gia đình Australia thuộc nhóm vay nợ nhiều nhất thế giới, đồng thời việc áp dụng nhiều tỷ lệ lãi suất thế chấp khác nhau đồng nghĩa với việc nâng lãi suất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng. Quyết định của ông Lowe đã khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ Australia thời hạn 3 năm có ngày giảm sâu nhất tính từ tháng 10/2008. Khi đó, RBA đã buộc phải hạ lãi suất ước tính khoảng 100 điểm cơ bản trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

RBA hiện đang trong quá trình siết chặt chính sách mạnh tay nhất trong một thập kỷ bởi RBA buộc phải tiếp bước nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát tại Australia không tệ hại như nhiều nơi khác và ông Lowe đang cố gắng đưa lạm phát trở lại ngưỡng 2-3% mà không gây hại đến nền kinh tế.

Động thái này trái ngược hoàn toàn so với xu thế chung của nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho đến nay đã coi kiềm chế lạm phát như ưu tiên số 1 của họ.

“Tỷ lệ tiền mặt đã tăng nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Ban điều hành dường như vẫn rõ ràng trong quyết tâm đưa lạm phát về mức mục tiêu và sẽ làm tất cả những gì có thể để làm được điều đó”, ông Lowe nói trong tuyên bố của mình.

Đồng đôla Australia giảm ước chừng khoảng 1% sau quyết định mới nhất của RBA, còn chỉ số chứng khoán S&P/ASX 200 tăng 3,8%.

Một Fed ngày một cứng rắn và dấu hiệu cho thấy nhiều hộ gia đình Australia đang đương đầu với nhiều khó khăn từ các đợt nâng lãi suất, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo RBA sẽ nâng lãi suất mạnh tay thêm một lần nữa trước khi trở lại tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ thông thường.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng RBA sẽ hãm lại lãi suất tiền mặt ở mức 3,35% còn thị trường tiền tệ nói đến mức đỉnh 3,6% ở thời điểm giữa năm 2023, giảm đáng kể so với mức 4% trước quyết định gần nhất.

Chuyên gia kinh tế cao cấp tại AMP, bà Diana Mousina, nhấn mạnh rằng đến 60% lãi suất thế chấp là lãi suất thả nổi, còn những lãi suất cố định thường áp với khoản vay thời hạn 2,3 năm trong khi đó ở Mỹ thời hạn này là 30 năm.

“Việc người Australia dễ chịu ảnh hưởng bởi lãi suất cao sẽ ngăn RBA nâng lãi suất tiền mặt lên mức quá cao”, bà Mousina dự báo.

Việc chính sách lãi suất được siết chặt nhanh chóng khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế dự báo về khả năng nền kinh tế quy mô 1,4 nghìn tỷ USD của Australia sẽ chững lại trong năm tới. Ông Lowe đã thừa nhận rằng các nhà hoạch định chính sách thực sự giờ đang có cửa khá hẹp để kiềm chế lạm phát và giúp nền kinh tế hạ cánh mềm.

Cũng theo ông Lowe, ưu tiên của ban điều hành là đưa lạm phát trở lại ngưỡng 2-3%, cũng lúc đó vẫn giữ vững tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khả năng thực hiện được sự cân bằng này khá hẹp và bất ổn đang dâng cao.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm