Kỹ năng sống

Vị Giáo sư, bác sĩ là cha đẻ của "nước lọc penicillin", không ngại lội ruộng, dành trọn đời nghiên cứu... muỗi

Vị Giáo sư, bác sĩ là cha đẻ của


GS Đặng Văn Ngữ sinh ngày 04/4/1910 tại An Cựu, thành phố Huế trong một gia đình nhà nho nghèo, nền nếp, hiếu học làm nghề tiểu thương, rất chú trọng đến sự học hành của con cháu. Ông theo học trường Y - Dược thuộc Đại học Đông Dương và đỗ BS năm 1937. Sau khi tốt nghiệp, ông là người Việt Nam đầu tiên được giữ lại làm trợ lý cho Giáo sư Galliard - Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng kiêm Hiệu trưởng Trường Y - Dược lúc đó.

GS Đặng Văn Ngữ từng được cử sang Nhật học tập và nghiên cứu tại trường ĐH Tokyo. Năm 1949, ông quyết đinh từ bỏ các điều kiện, vật chất "trong mơ" đối với người làm khoa học, để về nước phục vụ kháng chiến, phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân.

photo-1708935815392

 

Khi từ Nhật về nước, GS tập trung làm việc và nghiên cứu sản xuất kháng sinh với những labo sơ khai lớp mái lá, thiếu thốn cả nhân lực và tài lực. Với mục đích lớn là phải nghiên cứu tìm và sản xuất được kháng sinh như ở các Viện mà ông từng làm việc ở Nhật, nên GS Đặng Văn Ngữ đã đặt tên là Viện Penicillin. Trong những ngày tháng thiếu thốn ấy, ông đã dùng ngô, sắn và cả lương khô để điều chế môi trường nuôi cấy nấm, giúp điều chế Penicillin thành công tại labo kháng chiến.

Trong thời giant ham gia kháng chiến chống Pháp, từ một phòng thí nghiệm nghèo nàn, ông đã tổ chức sản xuất được "nước lọc penecillin" nổi tiếng. Do hoàn cảnh kháng chiến hết sức thiếu thốn, lương thực thực phẩm, quần áo đều thiếu; thuốc men dành cho điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh rất cần thiết, nhưng cũng đặc biệt khan hiếm. Ở bối cảnh đó, việc sản xuất được "nước lọc penicillin" của GS. Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt, góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

Tết Nguyên đán năm 1967, nước lọc penicillin do bác sĩ Đặng Văn Ngữ nghiên cứu sản xuất đã có mặt khắp các trạm phẫu thuật ở tiền tuyến. Thức nước kì diệu đó đã giúp 80% thương binh có thể trở về đơn vị không bị cưa chân, tay, thậm chí thoát khỏi nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng vết thương.


Vị Giáo sư, bác sĩ là cha đẻ của

Nhắc đến sự nghiệp của GS Đặng Văn Ngữ là nhắc đến những đóng góp to lớn của ông trong cuộc chiến với bệnh sốt rét.

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, nóng ẩm. Trong giai đoạn trước, hàng năm rất nhiều người đã phải giã từ cuộc sống vì bệnh sốt rét. Điều này đã khiến Đặng Văn Ngữ vô cùng day dứt. Ông lao vào nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu trên các miền, vùng đang bị các ký sinh trùng sốt rét hoành hành. Năm 1957, ông sáng lập Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng; Chủ nhiệm Chương trình tiêu diệt bệnh sốt rét ở miền Bắc.

Trong trí nhớ của PGS. TS Đặng Văn Thân – học trò của GS Đặng Văn Ngữ, ông đã lặn lộn đến rất nhiều vùng miền, thôn xóm, thậm chí lên bìa rừng, khe suối, lội ruộng, vào chuồng trâu bò để làm nghiên cứu về Ký sinh trùng. Ngay cả khi đã trở thành Viện trường Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, lãnh đạo Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, GS Đặng Văn Ngữ cũng thường xuyên ở phòng thí nghiệm, hoặc xuống thực địa để nghiên cứu. Ông sẵn sàng lội ruộng tìm nguyên nhân gây bệnh ngoài da cho nông dân, uống nước suối cũng không phàn nàn một lời…

photo-1708934932376

PGS. TS Đặng Văn Thân – học trò của GS Đặng Văn Ngữ.

 Thanh toán sốt rét cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Theo lời kể của PGS. TS Phạm Văn Thân, GS Đặng Văn Ngữ là người chỉ đạo trực tiếp chương trình Tiêu diệt bệnh sốt rét trên toàn miền Bắc giai đoạn 1962-1964. Đến năm 1964, bệnh sốt rét đã bị đẩy lùi chỉ còn 20%.

"Trong những lần được nghe thầy kể về mục tiêu thanh toán sốt rét, tôi cảm nhận được những chia sẻ của thầy như "có lửa". Với mục tiêu loại bỏ sốt rét hoàn toàn khỏi đời sống cộng đồng, thầy Ngữ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine. Để có thể chế tạo được thứ "vũ khí" cuối cùng này, giáo sư mặc bom đạn, quyết vào vùng chiến sự", PGS.TS Phạm Văn Thân kể lại.

Tháng 3/1967, GS Đặng Văn Ngữ cùng các cộng sự gồm 12 y bác sĩ đã lên đường vào chiến khu Trị - Thiên Huế (Đi B) để nghiên cứu tại chỗ vaccine chống sốt rét. Mặc dù, các cấp lãnh đạo khi đó hết mực can ngăn kế hoạch đi B của Giáo sư nhưng ông vẫn xin đi bằng được, vì quyết tâm xóa sổ căn bệnh đang hàng ngày cướp đi bao sinh mệnh người lính và đồng bào. Và đó là lần ra đi mãi mãi của vị giáo sư đáng kính.

GS Đặng Văn Ngữ ra đi khi chỉ mới hơn 50 tuổi, ngay trong những giây phút đang công hiến cho sự nghiệp nghiên cứu phương thức phòng và điều trị sốt rét cho người dân trên chính mảnh đất quê nhà sau mấy mươi năm xa cách. Thời điểm này, vaccine sốt rét do thầy và cộng sự điều chế từ thoa trùng ở tuyến nước bọt của muỗi, đã cho những kết quả thử nghiệm trên người bước đầu hết sức hứa hẹn. Tiếc thay, tâm huyết cả sự nghiệp cùng bao nhiêu công trình khác của thầy đành dang dở.

Năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức đưa vaccine chống thoa trùng sốt rét vào sử dụng cho người để phòng sốt rét. Những hướng nghiên cứu do Gs.BS Đặng Văn Ngữ tiên phong nhưng còn dang dở vẫn còn nguyên giá trị khoa học, thực tiễn và được những học trò, đồng nghiệp tiếp bước. Những kết quả nghiên cứu khoa học đó không chỉ áp dụng cho bệnh sốt rét mà còn áp dụng cho nhiều bệnh khác như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Zika…

photo-1708935680034

TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương

 

TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương chia sẻ: "Tiếp nối hoài bão của GS Đặng Văn Ngữ về thanh toán sốt rét, Việt Nam đang có mục tiêu rất lớn là loại bỏ sốt rét vào 2030 và đang tiến bước rất vững chắc để đạt được mục tiêu này.

19 năm làm việc tại Viện sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương, Giáo sư đã đóng góp rất lớn cho công tác phòng bệnh sốt ré, ký sinh trùng và côn trùng. Giáo sư đã được xếp hạng là chuyên gia quốc tế.

Tên tuổi của GS Đặng Văn Ngữ nổi tiếng cả nước, được đặt tên cho nhiều đường, trường học, bệnh viện. Viện sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương cũng đang dùng tên giáo sư để đạt tên cho 2 đơn vị chủ chốt: Trường cao đẳng y tế Đặng Văn Ngữ và Bệnh viện Đặng Văn Ngữ".

Tới nay, "Lá đã rụng về cội" trên nửa thế kỷ, nhưng "di sản" của GS. BS Đặng Văn Ngữ về nhân cách một nhà khoa học, một người thầy, người cha và những công trình khoa học vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sẽ trường tồn mãi mãi. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm