Trong không gian tờ mờ sáng, các khách mời vừa thưởng thức cà phê vừa thưởng lãm bữa tiệc nghệ thuật âm nhạc mix sàn diễn thời trang trên sân khấu ngoài trời dài 150m tại Zen Garden.
Hình ảnh trong "Hành trình trải nghiệm lối sống tỉnh thức" do Trung Nguyên tổ chức
Chi tiết Quý độc giả có thể xem lại ở đây
Ottoman - Roman - Thiền là 3 nền văn minh cà phê, theo quan niệm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Vậy, văn hoá uống cà phê của người Thổ Nhĩ Kỳ có gì đặc biệt mà được ông Đặng Lê Nguyên Vũ tái hiện vào chuỗi hình ảnh?
Lịch sử lâu đời của cà phê ở Thổ Nhĩ Kỳ
Theo truyền thuyết lịch sử kể lại, vào năm 1555, có hai người lái buôn Syria mang cà phê đến thủ đô Istanbul, họ “bán sữa cho những người chơi cờ và những người suy tư”. Câu chuyện đó đánh dấu mốc cho sự phát triển nhiều loại cà phê trên đất Thổ.
Vào đầu thế kỷ 16, các quán cà phê dần có mặt ở rất nhiều nơi, đặc biệt tại các vùng trung tâm, thị trấn. Dần dần, quán cà phê phổ biến và trở thành những trung tâm hội họp cho nhiều sự kiện văn hóa, chính trị.
Đến những năm đầu của thế kỷ 17, cà phê đã trở thành thức uống cho triều đình đế chế Ottoman, trong hoàng cung có đến 40 người chỉ phục vụ pha chế cà phê phục vụ hoàng đế.
Những tách cà phê không những trở thành di sản mà còn là một minh chứng lịch sử đối với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: vttravelplus
Văn hóa thưởng thức cà phê Thổ Nhĩ Kỳ – di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, rất nhiều người tôn sùng lời phán của Allah Đấng Toàn Năng, người cho rằng giới cấm tuyệt đối trên thế giới này đó chính là không sử dụng thức uống có cồn. Cũng với nguyên nhân này mà cà phê được rất nhiều người dân ưa chuộng và trở thành một trong những đồ uống không thể thiếu tại quốc gia này.
Nếu như những người phụ nữ ở các quốc gia khác thể hiện công dung ngôn hạnh bằng việc nấu nướng, thêu thùa thì phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện phẩm chất đó qua cách pha cà phê.
Người phụ nữ được rèn luyện ngay từ nhỏ về cách pha chế cà phê, cách lựa chọn nguyên liệu,... Bên cạnh đó, họ còn được nhận xét về nhân phẩm qua các kỹ năng mà người ta nhìn thấy họ thao tác.
Pha chế cà phê rất quan trọng, nó trở thành một nghi lễ, một phong tục cần thiết từ toà án đến hôn nhân. Việc chiêu đãi cà phê thậm chí còn không thể thiếu trong các tiệc cưới. Nguồn: vttravelplus
Hiện nay, có rất nhiều những loại cà phê khác nhau, tuy nhiên, ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta chỉ sử dụng duy nhất loại cà phê Arabica thuần chủng. Loại cà phê này thường được rang và nghiền nhuyễn, sau đó được người dân sử dụng pha chế cà phê theo kiểu nấu sôi.
Tại thủ đô Istanbul, cách pha cà phê phổ biến nhất là dùng nửa tách nước, cho vào đó 2 muỗng cà phê xay mịn, sau đó tiếp tục cho vào bình có cán dài. Chiếc bình này sẽ được đun trên một ngọn lựa ở mức vừa phải, cho thêm một ít đường. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi, người ta sẽ tiến hành khuấy đều trong ít phút và cho ra tách.
Nhưng... chưa dừng lại ở đây. Người ta tiếp tục đun sôi hỗn hợp một lần nữa rồi mới rót ra tách. Phần lớn bã cà phê được rót ra cùng với hỗ hợp, điều này chính là điểm đặc biệt giúp cho cà phê có vị rất mạnh và đặc.
Phong cách này đồng thời rèn luyện tính kiên nhẫn cho người uống, bởi vì không thể cứ thế mà uống, người dùng cà phê tại Thổ Nhĩ Kỳ phải đợi bã lắng xuống đáy cốc rồi mới từ từ thưởng thức.
Không nói quá lời khi với một số người, dùng cà phê theo nghi thức của Thổ Nhĩ Kỳ giúp họ rèn luyện tâm hồn thư thái, kiềm chế bớt tính nóng nảy, vội vàng.
Những du khách cần sắp xếp thời gian để ngồi xuống, nhẹ nhàng nhấp từng ngụm và cảm nhận những dư vị của nó. Nguồn: vttravelplus
Chưa hết, một nét độc đáo khiến cho nhiều du khách ấn tượng với văn hóa thưởng thức cà phê ở Thổ Nhĩ Kỳ đó chính là hình thức bói cặn, hay còn gọi là fassomancy.
Quá trình này được diễn ra như sau: Sau khi tách cà phê được sử dụng xong, thầy bói sẽ sử dụng một cái đĩa nhỏ úp ngay lên trên miệng tách, sau đó đảo lộn tách cà phê. Bã cà phê rơi xuống đĩa và úp thành những hình thù khác nhau – dựa vào những hình ảnh này, thầy bói sẽ "phán" cho bạn những may rủi và các sự kiện trong tương lai.
Nền văn minh cà phê Ottoman hiện chưa "xài" cà phê Việt Nam
Theo số liệu gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil, nhưng lại chưa góp mặt được vào các bữa tiệc cà phê trên đất Thổ.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực Tây Á, chỉ đứng sau Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào quốc gia này hiện nay là hạt điều, hạt tiêu, xơ, sợi và cao su.
Theo số liệu từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), Việt Nam vẫn dẫn đầu, chiếm xấp xỉ 94% thị phần kim ngạch xuất khẩu điều vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021 với 4.607 tấn, đạt 16,47 triệu USD, tăng tới 52,8% về sản lượng.
Tương tự như hạt điều, Việt Nam cũng là quốc gia có lượng xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Thổ Nhĩ Kỳ với 2.236 tấn, đạt kim ngạch hơn 4,32 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị (27,6% về lượng và 37,1% về giá trị), chiếm gần 60% thị phần giá trị xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng 2021.
Với mặt hàng cao su, năm 2021, Việt Nam xếp vị trí thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su tự nhiên khi chiếm 11,7% thị phần xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Với tiềm năng phát triển của thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, hi vọng trong tương lai không xa, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có thể đưa sản phẩm xuất hiện trong văn hoá đặc trưng về cà phê của quốc gia này.