Tài chính

Vẫn còn áp lực tăng lãi suất cho vay

Mặc dù lạm phát ở Việt Nam chủ yếu do chi phí đẩy, nhưng ngay cả vấn đề tiền tệ cũng sẽ tác động thêm vào áp lực lạm phát tới đây, khi NHNN có thể nới room tín dụng.

Vẫn còn áp lực tăng  lãi suất cho vay - Ảnh 1.

Giá lương thực, thực phẩm tháng 7 đã tăng 7% và có thể sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực cho lạm phát, qua đó đẩy lãi vay tăng.

Độ trễ giá lương thực

Giá xăng dầu và các mặt hàng sắt thép, phân bón- những nguyên vật liệu không sản xuất được trong nước mà nhập khẩu, đã đẩy áp lực lạm phát tăng cao. Mặc dù vậy, Việt Nam tự chủ được lương thực, thực phẩm mà nhóm hàng này chiếm tới 40% rổ hàng hoá tính CPI, do đó, áp lực lạm phát đối với Việt Nam có thể ít bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Đại học Fulbright, cho rằng dù Việt Nam đang ở “vùng xanh”, tức vùng an toàn trong “bão” lạm phát toàn cầu (dưới 5%), nhưng lạm phát trong ngắn hạn vẫn sẽ tăng lên, bởi giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng vì nó có độ trễ nhất định.

Ghi nhận trên thị trường thì giá xăng dầu đã điều chỉnh liên tiếp, còn giá lương thực thực phẩm chưa có sự hạ nhiệt tương ứng, thậm chí bật tăng 3% trong tháng 7, là một cơ sở thực tế cho lo ngại này.

Thận trọng lãi suất

Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, các cơ quan quản lý đang trong thời điểm điều hành chính sách thận trọng, nhất là trong bối cảnh tín dụng tăng mạnh . "Nhà điều hành đang dò đường để thực hiện mục tiêu tín dụng linh hoạt hơn trong thời gian tới. Tôi nghĩ tăng trưởng tín dụng sẽ linh hoạt trong khoảng 14- 15% và nới room cho một số ngân hàng.

Vẫn còn áp lực tăng  lãi suất cho vay - Ảnh 2.

Các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước (Big 4) đều đã có đợt điều chỉnh tăng lãi suất huy động theo kỳ hạn là một tín hiệu đáng chú ý về biến động lãi suất hiện nay và thời gian tới. Ảnh: BIDV

Cùng với việc nới room tín dụng, mới đây Vietcombank đã điều chỉnh lãi suất huy động theo kỳ hạn, cũng “bật đèn xanh” cho khả năng điều chỉnh tăng lãi vay. Cần nhớ các ngân hàng Big 4 đều có vốn sở hữu và chi phối của NHNN, việc các ngân hàng này tăng lãi suất, luôn được xem là tín hiệu đi trước cụ thể nhất của nhà điều hành.

Bên cạnh đó, cho dù vào cuối năm, kiều hối và vốn FDI giải ngân được cho luôn tích cực, nhưng áp lực tỷ giá cũng là một trong những vấn đề mà NHNN luôn phải “dè chừng”. Việc FED dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất cũng sẽ góp phần giảm áp lực tỷ giá; nhưng đừng quên nguy cơ dịch chuyển dòng vốn khi USD tăng giá.

Trong bối cảnh đó, việc duy trì được mặt bằng lãi suất như hiện tại cũng là thách thức với nhà điều hành. “Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ tăng 50 điểm lãi suất cơ bản trong quý IV/2022”, ông Chua Hak Bin, Chuyên gia kinh tế trưởng của Maybank cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm