Tài chính

Tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ngân hàng vượt 6%

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây cho biết áp lực nợ xấu lên hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đang tiếp tục gia tăng trong thời gian qua khi diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có nhiều điểm bất lợi, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Bối cảnh này cũng gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của các TCTD.

Số liệu cập nhật mới nhất đến cuối tháng 7, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn nhiều so với mức 2% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Trong trường hợp không bao gồm 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,92%. 

Nếu tính cả nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ này đã lên tới 6,16% tổng dư nợ. Nếu không tính ba ngân hàng mua lại bắt buộc, DongA Bank và SCB thì tỷ lệ nợ xấu tiềm ẩn ở mức 3,82% và nếu không tính cả Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) thì tỷ lệ này là 2,86%.

 

Nợ tiềm ẩn nói trên bao gồm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn thành nợ xấu, các khoản phải thu khó đòi, lãi dự thu phải thoái, nợ xấu tiềm ẩn theo Thông tư 01/20220 đã sửa đổi theo Thông tư 02/2023 của NHNN.

Theo nhận định của NHNN, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp đang chịu những tác động bất lợi, tiêu cực từ môi trường bên ngoài, làm suy giảm khả năng trả các khoản nợ quá hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Đồng thời, khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện; thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường mua, bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng còn thấp, thiếu chủ động, không hợp tác, chây ỳ, chống đối trong việc trả nợ và bàn giao tài sản bảo đảm khiến quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu của TCTD kéo dài, kém hiệu quả.

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử lý được 128.800 tỷ đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước.

NHNN cũng cho hay nguồn lực hỗ trợ công tác cơ cấu lại còn hạn chế. Việc cơ cấu lại các TCTD yếu kém còn thiếu nguồn lực và cơ chế đặc thù để xử lý triệt để. Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thiếu nguồn lực để xử lý tổn thất và thực hiện cơ cấu lại TCTD phi ngân hàng do mình làm chủ sở hữu hoặc là cổ đông lớn.

 

 

 

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các NHTM yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. (Nghị quyết số 134/2020/QH14, Nghị quyết số 62/2022/QH14) Từ năm 2012 đến nay, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro. Kết quả, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.695,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, TCTD tự xử lý ở mức cao 1.271,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 75% trong tổng nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) 424 nghìn tỷ đồng, chiếm 25% trong tổng nợ xấu được xử lý. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2023, toàn hệ thống xử lý được 128,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc xử lý nợ xấu nội bảng56, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết có hiệu

lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 7/2023, toàn hệ thống đã xử lý được nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 4257. khoảng 425,9 Đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%58 (cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn59 của hệ thống các TCTD là 6,16%60 so với tổng dư nợ61.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm