Chứng khoán

Tuần 20 – 24/3: Khối ngoại mua ròng gần 400 tỷ đồng, một cổ phiếu bất động sản được giải ngân 4 phiên liên tục

Sau phiên hỗn loạn đầu tuần do ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực từ thế giới, VN-Index cân bằng tại ngưỡng 1.020 sau đó hồi phục liên tiếp trong 4 phiên còn lại của tuần.

Diễn biến hồi phục đã dừng bước tại mốc 1.050, chỉ số điều chỉnh nhẹ và chốt tuần tại mốc 1.046,79 điểm. Tính chung cả tuần VN-Index có thêm 1,65 điểm, tương đương tăng 0,16% so với tuần trước đó.

VHM và VPB là hai cổ phiếu nổi bật trong tuần, có ảnh hưởng lớn nhất đến diễn biến tăng điểm của VN-Index với mức đóng góp lần lượt là 6 điểm và 2,4. Chiều giảm điểm, MSN trở thành lực cản chính của thị trường khi lấy đi 2 điểm của VN-Index.

Nhìn chung, thị trường có thêm một tuần đi ngang trong bối cảnh dòng tiền nội suy yếu, dòng tiền ngoại là động lực chính giúp thị trường có 4 phiên tăng vừa qua trong biên độ hẹp.

Tuần này, phần lớn các cổ phiếu tăng giá tập trung chủ yếu ở danh mục mà ETF Fubon giải ngân, một số nhóm cổ phiếu giao dịch khởi sắc như “họ Vingroup”, chứng khoán, bất động sản, đầu tư công, …

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HOSE 

Thống kê chi tiết theo từng mã chứng khoán, VHM là cổ phiếu được khối ngoại ưa thích nhất khi mua ròng 4/5 phiên với giá trị 275,4 tỷ đồng trong tuần. Thị giá VHM vừa có nhịp tăng 13% trong tuần qua, vốn hóa theo cũng tăng 24.602 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,05 tỷ USD lên 213.364 tỷ đồng chỉ sau 1 tuần giao dịch.

Đà tăng giá của Vinhomes diễn ra trong bối cảnh thị trường xuất hiện một số thông tin tích cực. Cụ thể, nguồn tin của Reuters mới đây cho biết Tập đoàn bất động sản - CapitaLand đang đàm phán để mua lại dự án trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ CTCP Vinhomes  (Mã: VHM). 

Phía CapitaLand Development không bình luận trực tiếp về bất kỳ thỏa thuận nào với Vinhomes nhưng cho biết: "Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi của CapitaLand Development. Chúng tôi liên tục đánh giá các cơ hội đầu tư để gia tăng sự hiện diện tại đây".

Cũng liên quan đến hoạt động của Vinhomes, mới đây công ty vừa đưa ra thông báo về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại 2 công ty con cho đối tác. Bên nhận chuyển nhượng chưa được tiết lộ. Hai doanh nghiệp mà Vinhomes thoái vốn là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phát Đạt và Công ty TNHH Đầu tư và Phát Triển Bất động sản Trường Lộc.

Kế đó, HPG và VCI với giá trị mua ròng lần lượt đạt 93 tỷ đồng và 90 tỷ đồng. Danh sách mua ròng cũng có sự xuất hiện của DCM (67,2 tỷ đồng), POW (64,7 tỷ đồng). Lực mua còn xuất hiện tại các cổ phiếu bất động sản như KDH (55,3 tỷ đồng),VRE (52,7tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MSN với quy mô 117,4 tỷ đồng.

Nối tiếp, mã PLX và CTG cũng bị rút ròng lần lượt 103,6 tỷ đồng và 69,9 tỷ đồng. Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng gọi tên nhiều mã vốn hóa lớn và trung bình như PDR (55,3 tỷ đồng), PVD (42,6 tỷ đồng), VND (41 tỷ đồng), HDB (31,9 tỷ đồng), VPB (28,8 tỷ đồng).

Top các mã bán ròng tuần này có chứng chỉ quỹ FUEVFVND và FUESSVFL với quy mô lần lượt là 40,9 tỷ và 29,1 tỷ đồng. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên sàn HNX

Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch mua ròng gần 41 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 24,8 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp là PVS (9,7 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 5 tỷ đồng như CEO (4,9 tỷ đồng), TNG (3,7 tỷ đồng), PVI (1,3 tỷ đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng gần 2,8 tỷ đồng ở cổ phiếu THD của Thaiholdings và 2,3 tỷ đồng mã BVS. Theo sau là các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như TIG, NVB, BCC, …

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Giao dịch khối ngoại tuần qua trên thị trường UPCoM

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 27 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu QTP của Nhiệt điện Quảng Ninh dẫn đầu với quy mô hơn 2,8 tỷ đồng. Theo sau là CST (1,7 tỷ đồng), ACV (1 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như VEA, MCH, …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư tập trung bán ròng các cổ phiếu BSR (18,8 tỷ đồng), VTP (13,6 tỷ đồng), QNS (2,4 tỷ đồng), ...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Vượt mặt Sendo, Tiki để vươn lên Top 3 các sàn TMĐT chỉ trong một năm, TikTok Shop nói gì về “vũ khí” mô hình thương mại kết hợp giải trí (Shoppertainment)?

Theo thống kê từ phía TikTok Shop, các doanh nghiệp SMB “onboard” trên nền tảng này đã tăng 11,22 lần tính từ tháng 5 năm ngoái đến nay; lượt đơn hàng tăng trưởng gần 6 lần, số lượt xem các video ngắn và thời gian người dùng xem các nội dung này tăng trưởng trên 3 lần…