Xã hội

Từ vụ án xảy ra ở Tân Hoàng Minh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Từ vụ án xảy ra ở Tân Hoàng Minh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? - 1

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 5/4, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 06 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo Bộ Công an, kết quả điều tra xác định trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 03 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty CP Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 09 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử đụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

Liên quan đến vụ việc trên, tối 5/4, trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư (TS.LS) Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết, theo quy định của pháp luật thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi chủ thể của tội phạm đã thực hiện thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền từ 2 triệu đồng trở lên.

Từ vụ án xảy ra ở Tân Hoàng Minh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? - 2

TS.LS Đặng Văn Cường - Trưởng VP luật sư Chính Pháp.

Theo TS.LS Đặng Văn Cường, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Yếu tố đặc trưng của tội danh này là thủ đoạn gian dối của người thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra thông tin sai sự thật, sử dụng các tài liệu giả mạo hoặc các thủ đoạn khác để làm cho nạn nhân tin tưởng trao tài sản cho đối tượng phạm tội, sau khi có được tài sản thì đối tượng không có ý định trả lại tài sản, chiếm đoạt tài sản đó, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân.

Với số tiền chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối từ 500 triệu đồng trở lên thì người phạm tội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 

“Theo quy định của bộ luật hình sự trước đây (Bộ luật hình sự năm 1999) thì tội danh này có hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, từ năm 2009, khi sửa đổi bộ luật hình sự thể hiện phạt tử hình đã được bãi bỏ trong tội danh này, đến nay hình phạt cao nhất là tù chung thân”, TS.LS Cường cho hay.

TS.LS Cường cho biết thêm, ngoài việc xử lý hình sự với các bị can theo tội danh đã khởi tố, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ tài sản chiếm đoạt của các bị hại đang ở đâu để niêm phong, thu giữ đảm bảo thi hành án, trả lại cho các bị hại. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ kê biên các tài sản của bị can để đảm bảo các hình phạt bổ sung, thậm chí có thể áp dụng hình thức tịch thu tài sản.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Mặc dù tháng 10/2021, World Bank (WB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm 2022 là 6,5% nhưng đến nay WB dự báo chỉ còn 5,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.

Hành trình từ "chạy" taxi đến bất động sản xa xỉ của Chủ tịch Tân Hoàng Minh và lời hứa không bao giờ "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"

"Về nghi ngờ Tân Hoàng Minh "âm mưu" gì đó rồi cuối cùng sẽ bỏ cọc, thì tôi xin khẳng định là không có chuyện bỏ tới gần 600 tỷ đồng tiền cọc để tự mang tiếng xấu cho mình. Hơn nữa, quy định của luật pháp về đấu giá là rất rõ ràng, không phải muốn bỏ cọc là bỏ. Tân Hoàng Minh là một doanh nghiệp lớn, không bao giờ "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" một cách thô thiển như vậy!'' - Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói trước khi xảy ra sự kiện Thủ Thiêm ''chấn động''.

Chân dung con trai cả lên điều hành Tân Hoàng Minh thay ông Đỗ Anh Dũng: Từng nổi tiếng chịu chơi, sống xa xỉ, chơi thân với sao Hàn K-Pop

Ngoài Chủ tịch Đỗ Anh Dũng, trong số 6 bị can đồng phạm còn có Đỗ Hoàng Việt - người con trai thứ của ông Dũng (SN 1994) - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Người được uỷ quyền điều hành tập đoàn là Đỗ Hoàng Minh.