Xã hội

TS. Trần Đình Thiên: "Hàng Trung Quốc bị "bít cửa" sang Mỹ có thể sẽ tràn sang Việt Nam"

Tóm tắt:
  • Trung Quốc không xuất khẩu sang Mỹ, dự báo tràn vào thị trường Việt Nam.
  • Áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp nội, phụ thuộc vào thị trường nội địa.
  • Chính sách thuế Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình phát triển của Việt Nam.
  • Việt Nam cần tận dụng các hiệp định FTA để tăng xuất khẩu và khai thác thị trường quốc tế.
  • Chính phủ và doanh nghiệp cần đổi mới, xây dựng thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh nội địa.

Phát biểu tại Toạ đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức sáng 25/4, PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump buộc Việt Nam phải xem lại mô hình phát triển, trong đó cốt lõi là thị trường trong nước.

Không những vậy, trong ngắn hạncâu chuyện Mỹ đánh thuế khiến Trung Quốc không xuất khẩu được sang nước này còn là nguy cơ đối với Việt Nam.

Phân tích kỹ hơn về tác động của cuộc chiến thuế quan, ông Thiên cho rằng trong cấu trúc GDP, khu vực tư nhân chiếm sản lượng 51% còn khu vực FDI chiếm 20 - 22%. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực trong nước chỉ chiếm 25 - 27%, trong đó khu vực FDI chiếm hơn 70%. Kim ngạch xuất khẩu tương đương GDP của Việt Nam.

Từ đó, doanh nghiệp nội địa chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và tương lai của khu vực doanh nghiệp trong nước là thị trường nội địa.

Thị trường nội địa gắn với khu vực tư nhân nội địa, vốn chiếm 84% thị trường lao động. Vì vậy, nếu bị hàng Trung Quốc tràn sang cạnh tranh, động lực tăng trưởng sẽ không được đảm bảo, chuyên gia phân tích.

Lo ngại hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Chính sách của Thủ tướng Chính phủ. (Ảnh: Nhà Đầu tư).

"Tổng thống Trump đánh thuế quan không chỉ nhắm vào xuất khẩu của Trung Quốc mà còn thị trường tiêu dùng trong nước của Trung Quốc, bởi thị trường nội địa Trung Quốc hiện rất yếu, trong khi Trung Quốc không thể thay đổi mô hình phát triển nhanh được", ông Thiên nói.

Ở Việt Nam, tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhưng cấu trúc thị trường gặp nhiều điểm nghẽn, tốc độ lưu thông thị trường chậm, vòng quay tiền ở Việt Nam thấp. 

Chính sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc có tác động mạnh đến thị trường nội địa, nền sản xuất, việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam. Về ngắn hạn, câu chuyện suy giảm của thị trường Trung Quốc là nguy cơ đối với Việt Nam.

Đơn cử, khi sàn thương mại điện tử Trung Quốc Temu vừa đăng ký hoạt động tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có nhiều xáo trộn. Do đó, cần đánh giá xem chính sách ưu đãi, tín dụng hiện nay có giúp doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh, ứng phó được với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Trung Quốc hay được không?, chuyên gia lấy ví dụ.

Theo ông, người tiêu dùng Việt Nam rất dễ tính, cứ "hàng rẻ, hàng ngon, đẹp" là họ dùng thôi. Vậy nên, khi hàng hoá Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ phải tràn sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Điều này sẽ gây áp lực không hề nhỏ cho các doanh nghiệp nội, vốn chỉ "trông chờ" vào thị trường nội địa.

Đối với chương trình kích cầu nội địa, chúng ta đã nói rất nhiều về việc khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng nếu không có giá cả và chất lượng cạnh tranh thì rất khó có chỗ đứng trên thị trường. Người tiêu dùng Việt còn có tâm lý sính ngoại, do từ trước đến nay hàng xuất khẩu thường có chất lượng tốt hơn hàng nội địa.

Vì vậy, cần thay đổi tư duy, sản xuất hàng tốt cho chính người dân nước mình thì doanh nghiệp mới có được sự yêu thích của người dân.

Bên cạnh đó, cần bàn về xu hướng, triển vọng, tác động của thị trường thương mại điện tử trong bối cảnh thị trường thế giới biến động như hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp về thay đổi mô hình phát triển kinh tế.

Chuyên gia Trần Đình Thiên nhấn mạnh cần tập trung vào các vấn đề căn cơ như: Doanh nghiệp, công nghiệp, cấu trúc thương mại,...những vấn đề sinh tử, buộc chúng ta tư duy lại toàn bộ cấu trúc phát triển, sống còn hiện nay.

Trong bối cảnh rủi ro suy thoái thế giới rõ ràng, Việt Nam cần bơm tiền để "tháo" đầu tư ra, tăng dòng chảy của tiền. Đó là những cách cơ bản, khơi thông được thị trường vốn lớn.

17 FTA - "lối thoát" cho hàng Việt Nam

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI. (Ảnh: Nhà Đầu tư).

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI, cũng cho rằng một hiệu ứng quan trọng của thuế đối ứng Mỹ là xu hướng chuyển hướng thương mại.

Nếu các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, khi gặp khó khăn trong xuất khẩu vào Mỹ, thì họ có thể tăng xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam, khiến các doanh nghiệp trong nước gặp cạnh tranh mạnh hơn.

Hiện Việt Nam đã ký 17 hiệp định tự do thương mại (FTA) với hơn 60 quốc gia, nên đẩy mạnh khai thác các FTA đó là một lối thoát cho hàng hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường tiêu dùng Việt Nam có nhiều lợi thế.

Hiện trên thế giới chỉ có 14 nước với thị trường trong nước trên 100 triệu dân. Trong mắt các doanh nghiệp, đây là thị trương hết sức tiềm năng, đồng thời có sự kết nối với các thị trường khác. Việt Nam là nước thứ hai ở ASEAN có FTA với EU, sau Singapore.

"Chúng ta đã nhận thức được thị trường trong nước quan trọng, và Chính phủ đã có có nhiều giải pháp để ứng phó với hàng giả, hàng lậu. Vừa qua Chính phủ đã bỏ Quyết định 76 về áp thuế VAT với hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng", ông Tuấn cho biết.

Điều này cho thế Việt Nam không ngại cạnh tranh, tự tin giữ được thị trường và bảo vệ cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được. Để tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước phải có thương hiệu và hệ thống phân phối. Người nông dân gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ hệ thống phân phối, gây khó khăn cho doanh nghiệp đưa hàng hoá vào hệ thống phân phối này. Do đó, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong chuỗi phân phối, xâm nhập thị trường, trong bối cảnh các chính sách hỗ trợ về lĩnh vực nay vẫn chưa mạnh mẽ. Tôi có niềm tin về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường trong nước.

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước, các bạn trẻ thể hiện tình yêu nước hết sức mạnh mẽ. Liệu chúng ta có thể chuyển hoá được sức mạnh yêu nước của người dân đối với hàng hoá sản xuất trong nước được không?, Tổng Thư ký VCCI đặt vấn đề.

Thị trường trong nước còn tiềm năng, nền cần có chính sách tốt để khai thác thị trường này. Vừa qua, Chính phủ đã cómột số giải pháp kích cầu như: Bộ Tài chính đã đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 20216 hay bỏ visa đơn phương với một số nước để thúc đẩy du lịch; giãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt...

"Tôi kỳ vọng rằng, với những chính sách đó, chúng ta có thể kích cầu thị trường trong nước hơn nữa", ông Tuấn cho biết.

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Mua lô đất bỏ hoang suốt 2 thập kỷ, bán gấp 10 lần tưởng đã lãi to, ai ngờ chỉ trong 3 tháng sau giá lại tăng thêm 8 lần nữa khiến người bán tiếc ngẩn ngơ

Mua 2 lô đất Mê Linh từ thời giá chỉ hơn 3 triệu đồng/m2, chị H. chốt lời thành công với giá 32 triệu đồng/m2, tăng gấp 10 lần giá vốn chị bỏ ra. Nhưng điều khiến chị không khỏi tiếc nuối là chỉ sau vài tháng, chủ mới đã bán tiếp với giá 54 triệu đồng/m2, nâng mức tăng lên tới 18 lần.

Tham vọng doanh thu cao kỷ lục - Các dự án Sunshine Group đang chạy đua với thời gian ra sao?

Giữa lúc thị trường đang bước vào chu kỳ hồi phục, một ông lớn trong làng bất động sản là Sunshine Group đã chọn cách “chơi lớn” với kế hoạch bàn giao khoảng 4000 căn thấp tầng cùng gần 20 tòa cao tầng trong 2025 - 2026, với tổng mức đầu tư vượt 70 nghìn tỷ đồng và doanh thu dự kiến trên 200 nghìn tỷ đồng.

Không triệu chứng, khối u hiểm âm thầm phát triển nhanh khiến cô gái đối mặt nguy cơ ung thư

Trung tâm Gan Mật Tụy (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vừa điều trị thành công một trường hợp u nang tụy lớn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Bệnh nhân là chị N.T.N, 26 tuổi, quê ở Nam Định. Điều đáng chú ý là khối u được phát hiện hoàn toàn ngẫu nhiên trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi chị không hề có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.