Hội thảo Y khoa - công nghệ có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành tham gia - Ảnh: VLU
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, giáo sư hàng đầu đến từ Viện Vi sinh và Chống dịch Stanford (Mỹ), Đại học Công nghệ Sydney (Úc), Đại học Văn Lang, Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy…
Quy tụ nhiều giáo sư hàng đầu lĩnh vực y khoa
Dịch COVID-19 đặt ra những thách thức to lớn cho toàn thế giới về chính sách y tế công, quản trị y tế, dịch tễ cộng đồng, áp dụng công nghệ trong phân tích và dự báo tình hình dịch bệnh, hợp tác liên quốc gia trong ứng phó dịch bệnh…
Trong bới cảnh đó, chuỗi sự kiện - hội thảo Y khoa và công nghệ do Trường đại học Văn Lang lần đầu tiên kết hợp với các giáo sư của Đại học Stanford (Mỹ) tổ chức được kỳ vọng là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, ý kiến về những vấn đề bức thiết đối với ngành Y của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
TS Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang - phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VLU
Phiên khai mạc ngày 7-3-2022 có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo y khoa, gồm:
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế và Giáo sư Y khoa tiên lượng thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Australia, Giáo sư kiêm nhiệm dịch tễ học và thống kê thuộc Đại học New South Wales và Đại học Notre Dame, Viện sĩ của Hiệp hội loãng xương Hoa Kỳ, Viện sĩ của Viện hàn lâm Y học Úc, cũng là người gốc Việt đầu tiên được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Australia.
GS Võ Văn Tới, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường đại học Quốc tế (ĐHQG TP.HCM); PGS.TS.BS Vũ Quang Huy, Giám đốc Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học - Bộ Y tế, Trưởng khoa Hóa sinh - Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM; TS.BS Edward Phạm, Phó Viện trưởng Viện Chống dịch, Đại học Stanford.
TS Lương Minh Thắng, Cố vấn công nghệ Viện Chống dịch, Đại học Stanford; TS. Hà Thị Thanh Hương, Trưởng nhóm nghiên cứu The Brain Health Lab; Th.S Wendy Uyên Nguyễn, Cố vấn chiến lược Viện Chống dịch Đại học Stanford; Mr. Huy Nguyễn - Co Founder & CEO của KardiaChain, nền tảng Blockchain đa kết nối đầu tiên của Đông Nam Á…
Hội thảo cũng có sự tham gia của gần 100 bác sĩ, nhà khoa học, giảng viên khối ngành sức khỏe của các trường đại học, viện, bệnh viện tại TP.HCM
Nghiên cứu nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó các đại dịch
ThS. Wendy Uyên Nguyễn - Cố vấn chiến lược cấp cao Viện Chống dịch, Đại học Stanford, Mỹ phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VLU
Sau phiên khai mạc, đoàn chuyên gia tham dự hội thảo chuyên đề "Thuốc đặc trị và phòng chống COVID-19" xoay quanh thách thức, cơ hội và kinh nghiệm trong phòng chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, hướng tới hợp tác nghiên cứu nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó các đại dịch.
Xem xét các mô hình kết hợp giữa "Tập trung - Cộng đồng - Xe lưu động" trong trụ cột xét nghiệm phòng chống dịch tại TP.HCM năm 2021, hội thảo cũng chỉ rõ sứ mệnh của Viện Vi sinh và Chống dịch Stanford tại các cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam.
Các kiến thức về kỹ thuật y học trong điều chế thuốc đặc trị và phòng chống COVID-19 hứa hẹn là những kinh nghiệm quý để phát triển trong các ứng dụng y khoa về sau.
Th.S Wendy Uyên Nguyễn - Cố vấn chiến lược cấp cao Viện Chống dịch, Đại học Stanford, Mỹ cho biết một trong những định hướng của Viện sắp đến chính là điều chế ra thuốc đặc trị - chìa khóa dập dịch COVID-19. Điều này sẽ sớm được công bố. Đại học Stanford không chỉ có tầm quan trọng tại Mỹ mà còn cần một hệ thống quốc tế ở tất cả các nước trên thế giới, đồng lòng chống lại đại dịch.
Các đại biểu cũng đã có phiên trao đổi với ban lãnh đạo Trường đại học Văn Lang về công nghệ y khoa và kỹ thuật y học, kỹ thuật y sinh, các nghiên cứu của chuyên gia chống dịch đến từ Đại học Stanford và Đại học Y dược TP. HCM đã định hình hướng đi rõ nét hơn trong đào tạo y khoa, kỹ thuật y học và kỹ thuật y sinh cho Trường đại học Văn Lang.
TS. Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, Chủ tịch Hội đồng Trường đại học Văn Lang phát biểu tại sự kiện: "Hiện Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phủ vắc xin lớn nhất thế giới.
Trong chuỗi hội thảo sắp tới, nhiều bài tham luận của các học giả sẽ được trình bày, không chỉ tập trung vào nhu cầu vắc xin mà quan trọng hơn là phải tìm ra thuốc đặc trị, không chỉ cho COVID-19 mà còn các đợt dịch bệnh mới.
Trong tương lai, trường sẽ tạo mọi điều kiện để các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục có những buổi tọa đàm, hội thảo mang lại kết quả và ý nghĩa lớn đối với cộng đồng và thế giới.
Với sứ mệnh "đào tạo những con người mang tác động tích cực, truyền cảm hứng cho xã hội", Trường đại học Văn Lang từng triển khai nhiều hoạt động thiết thực cho cộng đồng, điển hình là Dự án MV20 sản xuất và cung cấp 2.000 máy thở chất lượng cao cho quốc gia phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
Từ năm 2017, trường đã đặt nền móng phát triển khối ngành đào tạo sức khỏe, với định hướng phát triển mô hình trường học - bệnh viện. Hiện nay, trường là địa chỉ uy tín trong nước về đào tạo bác sĩ răng hàm mặt, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật xét nghiệm y học…, cũng như phát triển song song hệ thống phòng khám đa khoa, bệnh viện quốc tế chất lượng cao.
Chuỗi sự kiện - hội thảo sẽ tiếp tục diễn ra dưới hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến tại Trường Đại học Văn Lang với những chủ đề lớn của y học hiện nay:
Ngày 7-3-2022: Hội thảo chuyên đề "Thuốc đặc trị và phòng chống COVID-19 ".
Ngày 9-3-2022: Hội thảo chuyên đề "Viêm gan siêu vi B, Bệnh truyền nhiễm và Ung thư".
Ngày 10-3-2022: Hội thảo "Y khoa và Công nghệ" hướng tới các giải pháp nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó các bệnh truyền nhiễm trong tương lai tại Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh các chủ đề về thuốc đặc trị, quản trị y khoa, ứng dụng công nghệ, phân tích và dự báo dịch tễ học…
Tất cả các sự kiện diễn ra tại Cơ sở chính của Trường đại học Văn Lang (69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM).