Xã hội

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội

Đại học Đông Dương được xây dựng từ năm 1923 đến năm 1926 trên phố Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây vốn là công trình tiêu biểu thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Ernest Hebrard (Giám đốc sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương, thuộc Pháp) thiết kế. Sau năm 1954, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội và Đại học Y - Dược tiếp quản cơ sở này. Hiện và giờ là khoa Hoá, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dược Hà Nội.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 1.

Điểm nổi bật nhất là sảnh hội trường chính lát đá với gam màu hút mắt. Tượng tưởng niệm giáo sư Ngụy Như Kon Tum và giáo sư Lê Văn Thiêm, hiệu trưởng và hiệu phó đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, cũng được đặt tại đây.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 2.

Mọi hoa văn trên sàn nhà, tường và trần đều cách điệu theo phong cách Art Nouveau (tân nghệ thuật). Mái vòm đối xứng hình trụ giống như thánh đường hay cung điện ở nước Pháp.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 3.

Gần đỉnh mái vòm có bức chạm khắc tỉ mỉ về biểu tượng ngành Y Dược (con rắn quấn quanh cây gậy). Được biết, Y khoa là một trong 5 trường lập nên Đại học Đông Dương nên họa tiết này rất được ưu ái sử dụng.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 4.

Điểm đặc biệt không thể thiếu khi nhắc về hội trường Ngụy Như Kon Tum (nay thuộc quyền sử dụng của Đại học Khoa học Tự nhiên) chính là bức tranh tường rộng 77 m², do họa sĩ Victor Tardieu thực hiện từ năm 1921 đến năm 1929. Tác phẩm tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với chủ đề văn hóa bản địa du nhập văn minh phương Tây. Ở chi tiết cổng đình, họa sĩ chép lại câu đối: “Nhân tài là nguyên khí quốc gia, Đại học là gốc của giáo hóa”. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nóng ẩm, bức tranh gốc đã không được bảo tồn. Năm 2006, họa sĩ Hoàng Hưng đã phục chế lại bức tranh này.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 5.

Khuôn viên trường hiện còn nổi tiếng với bảo tàng Sinh học độc đáo, là nơi lưu trữ và bảo tồn khoảng 65.000 mẫu động, thực vật từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay. Ban quản lý trưng bày bộ sưu tập xương voi, trâu, bò… từ phía ngoài cửa, biến khu vực này thành địa điểm check-in thú vị.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 6.

Khuôn viên trường đại học Đông Dương xưa rợp bóng cây xanh. Một số cây có mặt từ thời Pháp thuộc nay vẫn còn xanh tốt.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 7.

Lớp sơn vàng tôn lên vẻ hoài cổ của các tòa nhà. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp sơn này dần có dấu hiệu xỉn màu.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 8.

Cầu thang gỗ đặc trưng cho lối kiến trúc Pháp ở Đông Dương vẫn được giữ nguyên ở đại học Dược Hà Nội.

Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội - Ảnh 9.

Tháng 11/2013, công trình được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Ở nhà thuê cũng phải chất: Nhiều người bạo tay chi cả trăm triệu để cải tạo nhà trọ, đổi lấy không gian sống thoải mái, xứng đáng

Thanh Trâm vẫn đang ở một căn phòng thuê với giá 2 triệu đồng, nhưng cô luôn quan niệm rằng: “Bỏ một khoản đầu tư tài chính và công sức cho việc chăm sóc chính không gian sống của mình để đổi lấy sự thoải mái, thư giãn là điều mình cảm thấy hoàn toàn xứng đáng”.

Đến 2030, cần hơn 3 triệu tỷ đồng để đầu tư 20 dự án trọng điểm quốc gia?

Tại dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) dự kiến có 20 dự án sẽ nghiên cứu thành dự án trọng điểm quốc gia. Tổng vốn đầu tư của 20 dự án này dự kiến là hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó có hơn 390 nghìn tỷ đồng là vốn đầu tư công.