Khoa học

Trái Đất đảo cực khiến một loài người biến mất?

Tóm tắt:
  • 41.000 năm trước, cực Bắc và cực Nam của Trái Đất đã đổi chỗ.
  • Homo sapiens phát triển cách bảo vệ bản thân khỏi bức xạ UV tăng cao.
  • Loài Neanderthal không có sự bảo vệ tương tự và gặp nhiều bất lợi.
  • Các khảo cổ cho thấy Homo sapiens may quần áo và dùng đất son như kem chống nắng.
  • Sự kiện này kết hợp với yếu tố khác dẫn đến sự tuyệt chủng của Neanderthal.

Một nghiên cứu mới cho thấy tổ tiên Homo sapiens - tức "người tinh khôn" chúng ta - đã phát triển những cách sáng tạo để bảo vệ bản thân khỏi bức xạ cực tím (UV) tăng cao trong thời kỳ từ trường Trái Đất bất ổn nhất.

Nhưng loài người Neanderthal thì không. Điều này đã góp phần vào một loạt điều kiện bất lợi khác, đẩy họ đến sự tuyệt chủng.

Từ quyển - lớp "áo giáp" từ trường của Trái Đất - sẽ giảm khả năng bảo vệ mỗi lần hiện tượng đảo ngược cực từ xảy ra - Ảnh: BBC

Từ quyển - lớp "áo giáp" từ trường của Trái Đất - sẽ giảm khả năng bảo vệ mỗi lần hiện tượng đảo ngược cực từ xảy ra - Ảnh: BBC

Trái Đất của chúng ta được cho là đã nhiều lần đảo ngược cực từ - tức cực Nam và cực Bắc đổi chỗ cho nhau - và có thể sắp đảo ngược lần nữa.

Lần đảo cực đáng chú ý gần đây là Sự kiện Laschamps, xảy ra khoảng 40.000-42.000 năm trước.

Trong thời kỳ này, từ trường Trái Đất suy yếu đáng kể, chỉ còn khoảng 10% cường độ hiện tại, cho phép nhiều bức xạ hơn đến bề mặt hành tinh.

Cực quang lan rộng suốt thời kỳ đó, tạo nên một bầu trời đẹp mê hoặc, nhưng là vẻ đẹp chết chóc đối với sự sống Trái Đất.

Sự gia tăng bức xạ UV này sẽ gây ra rủi ro nghiêm trọng cho muôn loài, bao gồm các loài người trên Trái Đất khi đó.

Hồ sơ khảo cổ chỉ ra rằng Homo sapiens bắt đầu tạo ra quần áo bằng cách cắt may trong thời gian này, với bằng chứng là những chiếc kim đá và dụng cụ xử lý da động vật.

Chúng góp phần bảo vệ tổ tiên chúng ta khỏi tác hại của ánh nắng khắc nghiệt hơn ngày nay rất nhiều.

Y học hiện đại đã chứng minh tiếp xúc quá nhiều tia UV có thể dẫn đến nhiều loại bệnh, bao gồm ung thư và mù lòa.

Ngoài quần áo, Homo sapiens cũng bắt đầu ưa chuộng đất son - một chất màu đỏ làm từ oxit sắt, đất sét và silica.

Nó chính là "kem chống nắng" của người tiền sử. Tuy gây độc hại tích lũy theo thời gian nhưng nó cũng giúp bảo vệ da khỏi tia UV.

Bằng chứng khảo cổ liên quan đến các loài người khác không cho thấy họ cũng may quần áo và dùng đất son theo cách của Homo sapiens.

Điều này không trực tiếp gây ra tuyệt chủng cho người Neanderthal và các loài người khác có thể còn tồn tại trên hành tinh vào thời điểm đó.

Nhưng kết hợp với một số sự kiện bất lợi khác - bao gồm sự thay đổi về môi trường, nguồn thức ăn... - thảm cảnh đã xảy ra với những người họ hàng cổ đại này.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Mua vàng nhẫn hay SJC lúc này lợi hơn?

Sáng nay (22/4), giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh lên mốc 118 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, vàng miếng SJC có mức chênh lệch mua vào - bán ra thấp hơn vàng nhẫn từ 1 - 1,5 triệu đồng/lượng.

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

Thủ phủ công nghiệp sắp "về một nhà" với TP HCM phát triển kinh tế ra sao trong quý I/2025?

Mặc dù tăng trưởng GRDP chỉ đạt 6,74%, thấp hơn mức tăng chung của cả nước nhưng nhìn chung, gam màu sáng vẫn là chủ đạo trong bức tranh kinh tế Bình Dương quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu đạt mức tăng cao như: thu hút vốn FDI gấp ba lần cùng kỳ, vốn kinh doanh mới tăng 84%, tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 32%...