Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng, nhằm phát triển nhanh sản xuất, kinh doanh, đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% một năm trong vòng 5 năm tới. Theo đó, 3 tháng đầu năm 2022, GPD ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý 1 năm 2021, dự kiến đạt mức 6% vào quý 4 năm 2022.
Cùng với việc ghi nhận mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I khá thấp (1,92%), Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng áp lực lạm phát trên thế giới. Thời gian tới, các công tác quản lý, điều hành giá sẽ tiếp tục được thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng CPI bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.
Nguồn: GSO
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức cao nhất trong 6 năm qua, cho thấy tín hiệu tích cực, là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2022. Đặc biệt, "soán ngôi" ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, bất động sản đã đứng trong top 2 ngành thu hút FDI, chiếm 30% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về thị trường bất động sản, tình trạng lạm phát, cụ thể là sự mất cân bằng cung cầu, chi phí đầu vào tăng thường đẩy giá bất động sản tăng cao. Các chuyên gia nhận định, đây là thời điểm các nhà đầu tư dài hạn hưởng lợi với mức lợi tức cao, trong khi nhà đầu tư ngắn hạn đang trở nên thận trọng bởi thị trường còn tồn tại rất nhiều biến động.
Tuy vậy, thị trường vẫn còn tồn tại nhiều diễn biến cần chú ý, nổi trội là tình trạng sốt đất ảo cục bộ, dẫn đến giá tăng cao nhưng không có nhiều giao dịch. Điều này sẽ gây bất ổn cho thị trường do tình trạng đầu cơ cao, giá vượt quá xa khả năng tiếp cận của người có nhu cầu ở thực. Nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sốt giá là do những năm qua nguồn cung hạn chế, thiếu sản phẩm ở các phân khúc trong khi nguồn tích luỹ của nhà đầu tư là có, dòng tiền dồi dào.
Vì vậy, người mua cần tỉnh táo trong những cơn sốt bởi hệ luỵ khi những cơn sốt đi qua là rất lớn. Đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý, như ở những vùng ven tình trạng phân lô, bán nền; rủi ro về quy hoạch do không nắm rõ pháp lý là rất lớn, trong khi giá trị bất động sản không nhỏ.
Diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2022 sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, khu vực miền Bắc tiếp tục là địa phương được hưởng lợi từ các dự án trọng điểm.
Bên cạnh đó, thị trường đã chứng kiến sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp BĐS. Các phương thức tiếp cận khách hàng và bán hàng BĐS đã được thay đổi để thu hút người mua.
Có thể nói, quý 1/2022 là khởi đầu cho một giai đoạn mới cùng nhiều cơ hội và thách thức. Bước qua giai đoạn trầm lắng bởi dịch bệnh, thị trường đã phục hồi như thế nào? Đâu là điểm sáng cho các NĐT trong năm nay? Câu trả lời sẽ được tìm thấy tại sự kiện "Công bố báo cáo thị trường BĐS Việt Nam quý 1/2022" vào lúc 15:00 - 17:00 thứ Hai, ngày 04/04/2022.
Sự kiện được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services. Với lợi thế sở hữu hệ thống 60 công ty thành viên cùng 1.000 văn phòng, chi nhánh, sàn giao dịch, cộng thêm sự thạo tin từ hơn 10.000 nhân viên kinh doanh và gần 100.000 cộng tác viên dày dạn kinh nghiệm có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc, thông tin nghiên cứu thị trường của Viện có tính thực tiễn, là nền tảng quan trọng đóng góp rất hiệu quả vào các quyết định chiến lược và sự thành công của hệ thống Dat Xanh Services trong nhiều năm qua.
Những thông tin thị trường nóng nhất, phân tích chuyên sâu, dưới góc nhìn đa chiều của các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực như Tiến sĩ Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services; CEO Công ty tài chính FINA, Ông Vũ Cương Quyết – Chuyên gia Bất động sản – TGĐ Đất Xanh Miền Bắc, Ông Đinh Nhất Quý – Chuyên gia Bất động sản – PTGĐ Đất Xanh E&C, Bà Nhung Nguyễn – Chuyên gia Công nghệ – Giám đốc Điều hành Propcom.