Phong cách sống

Tiêu tiền đúng lúc: Tư duy không phải ai cũng làm được

Khi tôi vừa đi làm, vừa học về quản lý thời gian, tôi đã đọc cuốn Luật đầu tư thời gian của tác giả người Nhật Kazuyo Katsuma, trong đó có một câu nói “Bạn phải tạo ra thời gian bằng mọi giá. Để tạo ra thời gian, bạn phải sẵn sàng đi taxi".

Khi nhìn thấy câu nói này lần đầu tiên, tôi không hiểu nó, lúc đó tôi nghĩ tác giả đang viết cái gì vậy? Tôi là sinh viên mới ra trường, lương thấp vậy thì tôi làm gì dám đi taxi chứ? Ở Bắc Kinh, giá tiền taxi có thể đắt ngang với một ngày lương, đi taxi để tiết kiệm thời gian, làm gì có thời gian nào quý giá như vậy không? Sau đó, đi làm được vài năm thì tôi bất ngờ thay đổi. Giống như tác giả đã nói, tôi bắt đầu thực sự đánh giá cao ý tưởng tiêu tiền đúng lúc, và lý do của sự thay đổi này là do thu nhập của tôi đã tăng lên, trong khi thời gian ngày càng trở nên khan hiếm.

Tiêu tiền đúng lúc: Tư duy không phải ai cũng làm được - Ảnh 1.

Đối với một sinh viên vừa ra trường, đi taxi đến nơi về đến chốn quả thực là một điều xa xỉ. Hơn nữa, khi mới bước vào chỗ làm, tôi có thể xem phim truyền hình và lướt mạng xã hội trong khi làm việc bởi công việc không có gì quá gấp gáp. Nhưng sau vài năm đi làm, tôi hiểu ra việc sử dụng dịch vụ taxi cũng cũng là một tư duy tiết kiệm, chính là tiết kiệm thời gian cho chính mình bằng cách mua dịch vụ của người khác, từ đó sinh ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, Kazuyo Katsuma còn viết trong cuốn sách rằng: “Nếu bạn muốn so sánh xem nó có đáng để làm một cái gì đó hoặc mua một cái gì đó hay không, hãy dùng lương theo giờ của bạn để so sánh", bởi lương theo giờ sẽ phản ánh sự công nhận của thị trường về giá trị của bạn.

Tiêu tiền đúng lúc: Tư duy không phải ai cũng làm được - Ảnh 2.

Những người có "tư duy giàu có" quan niệm rằng các nguồn lực tương đối khan hiếm như thời gian, sức khỏe … có giá trị hơn, và sẵn sàng chi tiền cho dịch vụ. Trong suy nghĩ của họ, tiền bạc chỉ là một nguồn lực để đạt được mục tiêu. So với tiền bạc, thời gian, các mối quan hệ con người, kiến thức, kỹ năng và thông tin kinh doanh đều là những nguồn lực sản xuất, và tiền có thể không phải là giá trị nhất. Khi mọi việc được hoàn thành, tiền bạc sẽ tự nhiên theo đó mà đến.

Khác với họ, những người khác dù không cởi mở với việc chi tiền cho kiến thức nhưng lại thích tham gia vào cuộc vui, xem những câu chuyện phiếm, lo lắng về những người khác và để các nhà quảng cáo trực tuyến thu hoạch thời gian của họ một cách phung phí.

Nói như vậy, không dễ để thiết lập tư duy giữa 2 kiểu người này. Tất cả chúng ta đều có những giới hạn về môi trường nhưng để thay đổi cũng có thể được trau dồi một cách có ý thức. Ví dụ, bạn có thể sử dụng 100 - 200 ngàn làm quỹ mua sách hoặc tham gia các khóa học trả phí trực tuyến. Có thể đi làm thêm để kiếm tiền, không cần phụ thuộc đến bố mẹ và cũng tích lũy được một số kinh nghiệm xã hội. Bạn có thể không lang thang trên mạng, dành thời gian của mình cho những món đồ được quảng cáo với chức năng thần sầu mức giá siêu rẻ và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.

Chúng ta bỏ tiền ra để mua thời gian và khi về đến nhà sớm hơn, chúng ta có thể nghỉ ngơi thật tốt, hoặc tập thể dục để giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Thời gian tiết kiệm được cũng có thể được sử dụng để học hỏi hoặc ươm mầm những khả năng mới, làm những việc khác ngoài công việc hoặc kiếm thêm thu nhập khác để đối phó với sự thay đổi trong tương lai. Hãy học cách đầu tư và mua cho mình một tương lai bền vững.

Tiêu tiền đúng lúc: Tư duy không phải ai cũng làm được - Ảnh 3.

Nhiều người luôn nghĩ rằng họ chỉ đang bỏ lỡ một cơ hội, và họ bỏ qua những tích lũy thông thường. Cuối cùng, họ chỉ bám vào số tiền ít ỏi đó và bỏ lỡ những cơ hội trong tương lai, vì họ luôn cảm thấy “cơ hội quá nhỏ sẽ rất lãng phí nếu đầu tư”. Vậy nên, hãy cố gắng thay đổi điều đó càng sớm càng tốt, không ngừng đầu tư cho tương lai.

Nguồn: Zhihu 



Cùng chuyên mục

Đọc thêm